Doanh nghiệp
Thaco dũng cảm bước vào thị trường xe máy
Nối gót các thương hiệu Honda, Piaggio và Yamaha, xuất khẩu rất có thể là chìa khóa giúp Thaco mở cánh cửa bước vào thị trường xe máy ở thời điểm này.
Ngày 21/2, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Sản xuất Xe Mô tô Thaco (Thaco Motorcycle).
Thaco Motorcycle có vốn điều lệ 10 tỷ đồng do Tập đoàn Thaco sở hữu 100% vốn. Trụ sở chính của công ty đặt tại Khu công nghiệp Cơ khí và Ô tô Chu Lai Trường Hải. Ngành nghề kinh doanh chính được đăng ký là sản xuất mô tô, xe máy.
Đáng chú ý, dự án đầu tư sản xuất xe máy tại Khu công nghiệp Cơ khí và Ô tô Chu Lai Trường Hải đã rục rịch thậm chí từ trước khi Vingroup công bố thông tin bước vào lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy.
Hồi đầu năm 2018, cổ đông của Thaco đã thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh liên quan đến mô tô, xe máy dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Theo đó, Thaco sẽ có thêm ngành nghề kinh doanh là bán, bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy; bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy; cho thuê xe có động cơ. Tuy nhiên, không rõ vì lí do gì, kế hoạch bị trì hoãn cho đến nay.
Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) đánh giá, quyết định gia nhập thị trường xe máy của Thaco ở thời điểm này có phần dũng cảm, bởi ngành xe máy Việt Nam đang có dấu hiệu bão hòa.

Theo thống kê của Motorcyclesdata.com, Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới với lượng xe máy tiêu thụ mỗi năm khoảng hơn 3 triệu chiếc, đứng sau các thị trường Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia.
Hiện tại, thị trường xe máy Việt Nam có 5 nhà sản xuất lớn, bao gồm Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio, với tổng doanh số chiếm tới 97% thị phần; số còn lại thuộc về một vài thương hiệu nhỏ trong nước và nhập khẩu.
So với năm 2018, doanh số của 5 nhà sản xuất xe máy kể trên giảm 3,87%. Điều này phản ánh năm đầu tiên suy giảm của ngành sau 4 năm liên tiếp tăng trưởng từ 3,5% đến 9,5% trong giai đoạn 2015-2018.
Mặc dù thị trường xe máy giảm trong năm 2019, nhưng sản lượng tiêu thụ của xe tay ga vẫn tiếp tục tăng, khiến tỷ trọng đóng góp của xe tay ga trong tổng sản lượng tiêu thụ xe máy được nâng lên mức 52-55%, từ mức 45% trong giai đoạn 2017-2018.
Trong năm 2019, Honda đã tăng sản lượng tiêu thụ xe máy lên hơn 2,6 triệu chiếc vào năm ngoái (tăng 2% so với cùng kỳ) và tiếp tục mở rộng thị phần lên 81% (từ mức 75,9% của năm 2018).
Theo HSC, việc nỗ lực ra mắt các mẫu xe tay ga mới đã giúp Honda giành thêm thị phần. Ví dụ, Honda hiện cung cấp 29 mẫu xe, so với 17 mẫu xe của Yamaha và 12 mẫu xe của Piaggio. Giá bán xe máy Honda dao động trong khoảng giá lớn thấp nhất là từ 18 triệu đồng trở lên, mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng.

HSC cho rằng thị trường xe máy Việt Nam phần lớn đã bão hòa, do đó, tăng trưởng sản lượng tiêu thụ của toàn ngành gần như sẽ không đổi, trong cả năm nay và năm tới.
Cụ thể, sản lượng toàn ngành được dự báo sẽ đạt 3.260.000 chiếc trong năm 2020, và tăng 0,5% vào năm 2021. Honda được kỳ vọng sẽ duy trì vị trí dẫn đầu với trên 80% thị phần; tương đương với sản lượng xe máy tiêu thụ là 2.667.202 chiếc (tăng 1%).
Còn theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC), doanh số ngành xe máy sẽ đi ngang trong năm 2020, sau đó tăng đáng kể vào năm 2021. VCSC cho rằng mức giảm doanh số ngành là tạm thời và chủ yếu đến từ chu kì thay thế xe máy.
Thực tế, từ vài năm trở lại đây, khi thị trường xe máy có dấu hiệu giảm tốc, các hãng xe đã tìm cho mình chiến lược riêng để thích nghi. Trong đó, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là hướng đi phù hợp nhất khi dư địa để thị trường trong nước phát triển không còn nhiều.
Đại diện Honda Việt Nam từng cho biết sẽ nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu xe máy ra các thị trường nước ngoài. Mục tiêu dài hạn của công ty là đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu xe máy của Honda toàn cầu. Xe máy do Honda sản xuất hiện được xuất khẩu ra 20 thị trường trên thế giới, bao gồm cả thị trường Nhật Bản.
Bên cạnh Honda, Piaggio Việt Nam cũng bắt đầu xúc tiến xuất khẩu ra Đông Nam Á. Được biết, hãng xe Ý đã đưa sản phẩm đến thị trường Trung Quốc, châu Âu và đang mở rộng đến nhiều quốc gia khác.
Tương tự, ngoài việc sản xuất, lắp ráp phục vụ nhu cầu trong nước, Yamaha Việt Nam cũng đã xuất khẩu một vài mẫu xe sang thị trường nước ngoài dù tỷ trọng chưa cao.

Nối gót các thương hiệu Honda, Piaggio và Yamaha, xuất khẩu rất có thể là chìa khóa giúp Thaco mở toang cánh cửa bước vào thị trường xe máy ở thời điểm này.
Trước đó, Thaco từng xuất khẩu xe buýt sang thị trường Philippines, Singapore; đưa các dòng xe du lịch sang Myanmar, Thái Lan; thậm chí là chinh phục thị trường khó tính như Hoa Kỳ với dòng xe SMRM.
Đầu năm nay, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) từng chia sẻ về tái cấu trúc Thaco theo hướng tập đoàn với 5 mũi nhọn riêng biệt gồm ô tô, nông nghiệp, đầu tư xây dựng, logistics và thương mại dịch vụ.
Với vai trò chủ lực, mục tiêu chung của lĩnh vực ô tô và cơ khí của Thaco trong năm 2020 là giữ vững vị trí đứng đầu thị trường ô tô trong nước với thị phần trên 30%.
Thaco đặt mục tiêu tổ chức và quản trị khối sản xuất và lắp ráp ô tô là khối sản xuất kinh doanh chủ lực và đảm bảo doanh thu và lợi nhuận chính của lĩnh vực ô tô và cơ khí.
Đồng thời, công ty sẽ triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất phụ tùng xuất khẩu có vốn đầu tư 100 triệu USD, doanh thu xuất khẩu hàng năm 70 triệu USD và đưa vào hoạt động cuối năm 2020.
Thaco xuất khẩu 40 xe du lịch Kia Grand Carnival sang Thái Lan
Thaco xuất khẩu 40 xe du lịch Kia Grand Carnival sang Thái Lan
Thaco vừa xuất khẩu sang Thái Lan 40 xe du lịch Kia Grand Carnival phiên bản máy dầu 2.2L được sản xuất tại Nhà máy Thaco Kia ở Khu công nghiệp Thaco Chu Lai - Quảng Nam.
Kỳ vọng đầu năm của Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương
Thaco đang gấp rút tái cấu trúc theo hướng tập đoàn với 5 mũi nhọn riêng biệt gồm ô tô, nông nghiệp, đầu tư xây dựng, logistics và thương mại dịch vụ.
Thaco 'giải cứu' thủy sản Hùng Vương
Cú bắt tay chiến lược của Thaco với Công ty CP Hùng Vương (HVG) một lần nữa cho thấy quyết tâm của tỷ phú Trần Bá Dương khi tham gia vào tái cấu trúc nền nông nghiệp, tạo lực đẩy mạnh mẽ bằng sự liên kết, hợp tác với những doanh nhân cùng chí hướng và tâm huyết, để mang lại sự khởi sắc căn cơ cho nông nghiệp, nhằm cân bằng cán cân thương mại cho quốc gia.
Ba trụ cột chuyển đổi số nhìn từ Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương
Ba trụ cột chính để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, từ đó phát triển một cách bền vững bao gồm: Nhận thức của người lãnh đạo, đào tạo nguồn nhân lực và truyền thông thường xuyên.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.