Thaco, Thành Công, VinFast vào cuộc: Giấc mơ ô tô 'made in Vietnam' sẽ cất cánh?

Hồ Mai Thứ hai, 04/09/2017 - 11:20

Tham vọng VinFast của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng với kế hoạch đầu tư 3,5 tỷ USD lại một lần nữa thổi bùng lên ngọn lửa hy vọng ô tô "made in Vietnam". Nhưng liệu giấc mơ đó có thành hiện thực?

Giấc mơ ô tô thương hiệu Việt vẫn dang dở sau nhiều năm.

Dang dở giấc mơ đẹp

Sau nhiều năm cố gắng, giấc mơ ô tô Việt của Vinaxuki đã gần như lụi tàn, liên doanh Hyundai - Thành Công và Thaco Trường Hải vẫn phải “bắt tay” với các nhà sản xuất nước ngoài, chưa thể tự sản xuất ra một chiếc ô tô "made in Vietnam".

Ngày 2/9 vừa qua, Vingroup đã khởi công tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại xã đảo Đồng Bài (Cát Hải, Hải Phòng), chính thức bước chân vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước cùng Thaco Trường Hải và Hyundai Thành Công.

Tổ hợp VinFast có quy mô 335 ha, sản xuất ô tô động cơ đốt trong, ô tô điện và xe máy điện, tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 3,5 tỷ USD.

Trước VinFast, Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) và Công ty CP Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) là hai doanh nghiệp tiên phong, cùng có ước mơ sản xuất ra chiếc ô tô “made in Vietnam ” nhưng Vinaxuki đã không thể tiếp bước như Thaco.

Tại triển lãm ô tô năm 2012, ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch Vinaxuki lần đầu tiên giới thiệu chiếc xe hơi “made in Vietnam” mang thương thiệu VG (Duyên dáng Việt Nam – Vietnam Graceful) với tỷ lệ nội địa hóa công bố lên tới 50%.

Từ khi xuất hiện lần đầu tiên năm 2012, Vinaxuki dự kiến 2 năm sau đó (khoảng 2014) sẽ bán ra thị trường 200 chiếc đầu tiên với giá dao động từ 310-350 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, “đứa con tinh thần” của ông Huyên chưa thành giấc mơ thì đã lụi tắt khi doanh nghiệp của ông rơi vào cảnh nợ nần.

Vinaxuki lần đầu tiên giới thiệu chiếc xe hơi “made in Vietnam” thương thiệu VG năm 2012. Ảnh Vinaxuki

Tháng 3/2017, Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) đã khởi công xây dựng nhà máy mới sản xuất, lắp ráp ô tô mang thương hiệu Thaco Mazda tại Quảng Nam. Nhà máy có công suất 100.000 xe/năm với tổng vốn đầu tư là 12.000 tỷ đồng, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 4/2018 với định hướng xuất khẩu ô tô sang Lào, Myanmar.

Không đứng ngoài cuộc, Tập đoàn Thành Công cũng đã ký thỏa thuận hợp tác cùng Tập đoàn Hyundai Motor của Hàn Quốc trong việc liên doanh, mở rộng sản xuất xe du lịch Hyundai tại Việt Nam. Theo đó, nhà máy Hyundai Thành Công đặt tại Ninh Bình với công suất 40.000 chiếc/năm sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 2018. Tham vọng của công ty này không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu xe sang các nước trong khu vực.

Với những kết quả kinh doanh ấn tượng, hiện nay, Trường Hải và Thành Công đang đóng góp nguồn ngân sách khá lớn hàng năm cho tỉnh Quảng Nam và Ninh Bình (ước khoảng 25.000 tỷ đồng mỗi năm). 

Tuy nhiên, dù Thaco đã vươn lên độc chiếm “ngôi vương” trong ngành ô tô Việt Nam cũng như vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2016 của VNR500 khi chiếm hơn 40% thị phần xe của cả nước và Hyundai Thành Công tiếp tục nuôi mộng thông qua mở rộng đầu tư để xuất khẩu là thì giấc mơ về một thương hiệu ô tô "made in Vietnam" vẫn còn dang dở.

Cả Hyundai Thành Công và Thaco vẫn chủ yếu lắp ráp ô tô và tham gia sản xuất các linh kiện, phụ tùng với tỷ lệ nội địa hóa gần 50%.

VinFast có làm sống lại giấc mơ ô tô Việt

Với bản kế hoạch được đánh giá chi tiết và khá bài bản lên tới 3,5 tỷ USD, Vingroup đã một lần nữa thổi bùng ngọn lửa hy vọng về giấc mơ sản xuất ô tô thương hiệu Việt. Kế hoạch của Vingroup sẽ cho ra đời sản phẩm xe máy điện đầu tiên sau 12 tháng từ ngày khởi công và sau 24 tháng, chiếc ô tô “made in Vietnam” đầu tiên sẽ ra thị trường. Theo lời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nếu Vingroup đạt được đúng kế hoạch đặt ra thì đây sẽ là một kỳ tích.

Cũng theo Vingroup, ô tô của VinFast sẽ có tỷ lệ nội địa hóa 60%, đủ tiêu chuẩn hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Đến 2025, mục tiêu nhà máy chạm mốc công suất thiết kế 500.000 xe mỗi năm và trở thành hãng ô tô hàng đầu Đông Nam Á.

Thông tin từ lãnh đạo Vingroup cho biết, VinFast sẽ có sự góp mặt của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới. Tập đoàn tài chính Thụy Sĩ Credit Suisse AG sẽ thu xếp cho VinFast vay khoản vốn lên tới 800 triệu USD. Bosch, hãng sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu thế giới song hành trong quá trình phát triển sản phẩm. VinFast cũng hợp tác với cả Bosch và Siemens về hệ thống quản lý và vận hành nhà máy, hướng tới công nghệ 4.0.

Khâu thiết kế sản phẩm ban đầu cũng được đảm nhiệm bởi các đối tác nước ngoài. Động cơ và hệ thống khung sườn mua từ các nhà thiết kế Mỹ và châu Âu. Thiết kế do các studio danh tiếng của Italy "chắp bút" như Pininfarina, Zagato, Torino Design và ItalDesign. Đây là những hãng từng thiết kế cho Lamborghini, Ferrari, BMW, Mercedes, Audi.

Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast được Vingroup đặt tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. Đây là khu kinh tế trên đảo Cát Hải vừa được nối với đất liền bằng cầu ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện, cây cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á.

Dự án sản xuất ô tô của Vingroup sẽ giải giải quyết khoảng 25.000 công ăn việc làm và sẽ đóng góp lớn cho ngân sách Hải Phòng. Dự kiến, VinFast sau một năm nữa sẽ đóng góp vào ngân sách Hải Phòng khoảng 4.500 tỷ đồng, năm 2021 là 11.500 tỷ và năm 2025 vượt ngưỡng 20.000 tỷ đồng.

Tham vọng VinFast của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng với kế hoạch đầu tư 3,5 tỷ USD lại một lần nữa thổi bùng lên ngọn lửa hy vọng vào việc sẽ sớm có chiếc ô tô thương hiệu Việt đầu tiên xuất hiện trên thị trường. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, tham vọng này của Vingroup sẽ gặp phải nhiều thử thách không nhỏ. Theo đó, tờ Asia Nikkei nhận định: "VinFast và Vingroup sẽ phải cạnh tranh với ô tô nhập khẩu không thuế từ các nước láng giềng Việt Nam". Việc bãi bỏ các mức thuế này được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành ô tô Việt Nam. Tuy nhiên Vingroup dự kiến sẽ biến bất lợi thành lợi thế bằng cách nhập khẩu các bộ phận giá rẻ từ các nước ASEAN.

Ở góc nhìn khác, trích lời Steve Man - nhà phân tích ngành công nghiệp ô tô tại Bloomberg Intelligence, hãng tin uy tín của Mỹ Bloomberg nhận định: "Vingroup sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự như các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trong quá trình giành thị phần trong thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới này".

Vingroup và cuộc chơi 3,5 tỷ USD

Vingroup và cuộc chơi 3,5 tỷ USD

Tiêu điểm -  7 năm

Giới kinh doanh toàn cầu đang dành sự quan tâm đặc biệt tới giấc mơ sản xuất chiếc xe ô tô "made in Vietnam" của Tập đoàn Vingroup.

Giấc mơ ô tô Việt: Vingroup sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức?

Giấc mơ ô tô Việt: Vingroup sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức?

Tiêu điểm -  7 năm

Hãng tin Bloomberg dẫn lời một số chuyên gia cho rằng, dự án xe hơi sẽ là một thách thức "rất khó khăn" đối với Vingroup, bởi lẽ Vingroup hiện chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng chưa có vốn cho việc sản xuất này.

Thủ tướng nói gì về tham vọng sản xuất ô tô thương hiệu Việt của Vingroup?

Thủ tướng nói gì về tham vọng sản xuất ô tô thương hiệu Việt của Vingroup?

Tiêu điểm -  7 năm

Ô tô không chỉ là phương tiện mà còn là thương hiệu quốc gia. Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng nay tại lễ khởi công dự án nhà máy Vinfast sản xuất 500.000 ô tô và xe máy điện tại Hải Phòng do Vingroup làm chủ đầu tư.

Vingroup khởi công nhà máy sản xuất 500.000 ô tô tiêu chuẩn châu Âu

Vingroup khởi công nhà máy sản xuất 500.000 ô tô tiêu chuẩn châu Âu

Bất động sản -  7 năm

Credit Suisse sẽ thu xếp khoản vay lên tới 800 triệu USD cho Vingroup trong dự án này, sản phẩm ô tô VINFAST đầu tiên gồm xe 5 chỗ và 7 chỗ dự kiến sẽ ra mắt sau 24 tháng tới.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  14 phút

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  4 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  4 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  5 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  8 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.