Giới kinh doanh toàn cầu đang dành sự quan tâm đặc biệt tới giấc mơ sản xuất chiếc xe ô tô "made in Vietnam" của Tập đoàn Vingroup.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.
Sự kiện khởi công Tổ hợp nghiên cứu, phát triển và sản xuất ô tô VINFAST trị giá 3,5 tỷ USD - trong nỗ lực đầy tham vọng nhằm sản xuất chiếc xe "made in Việt Nam" của Tập đoàn Vingroup không chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt từ trong nước mà còn thu hút được sự chú ý của giới kinh doanh toàn cầu.
Cụ thể, hàng loạt các trang thông tấn, báo chí uy tín nước ngoài đã đồng loạt đưa tin và có những nhận định về sự kiện này.
Tờ Thời báo Ấn Độ (Times of India), chuyên trang tài chính The Fiscal Times đồng loạt trích dẫn lại bài đăng của hãng tin Reuters, Mỹ đưa tin về dự án của nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam, trong đó có thông tin VINFAST có kế hoạch mua các bản thiết kế động cơ ô tô và các hệ thống cơ khí chính từ các nhà thiết kế hàng đầu Châu Âu và Mỹ và thông tin VINFAST đã ký một bản ghi nhớ vay 800 triệu USD từ Tập đoàn Credit Suisse AG để xây dựng nhà máy rộng 335 hecta, phía bắc thành phố Hải Phòng.
Các trang tin từ các nước khác trong khu vực đặc biệt quan tâm đến sự kiện này. Tờ Asia Nikkei, Nhật Bản cho biết: "Nỗ lực sản xuất ra chiếc ô tô riêng của Việt Nam nhận được sự ủng hộ đặc biệt của chính phủ Việt Nam".
"VINFAST sẽ là nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Việt Nam, theo sau Trường Hải Auto, nhà sản xuất ô tô cho Hyundai Motor của Hàn Quốc và các hãng lớn khác".
Nhà máy tại Hải Phòng có tất cả mọi thứ, từ dây chuyền lắp ráp động cơ đến phòng sơn. Giai đoạn 1 tổ hợp ô tô VINFAST tại Hải Phòng sẽ sản xuất dòng xe sedan và xe SUV, sau đó sẽ mở rộng sản xuất sang dòng xe điện, đồng thời đặt mục tiêu sản lượng 500.000 xe mỗi năm vào năm 2025.
TờAsia Nikkei nhận định: "VINFAST cũng có thể tận dụng việc bãi bỏ thuế quan trong khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), có hiệu lực vào tháng 1/2018. Tuy nhiên, Vingroupcũng sẽ phải cạnh tranh với ôtô nhập khẩu không thuế từ các nước láng giềng Việt Nam".
Việc bãi bỏ các mức thuế này được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành ô tô Việt Nam, tuy nhiên Vingroup dự kiến sẽ biến bất lợi thành lợi thế bằng cách nhập khẩu các bộ phận giá rẻ từ các nước ASEAN.
Lễ khởi công tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại Hải Phòng ngày 2/9.
Trong bài viết "Việt Nam muốn sản xuất chiếc ô tô của riêng mình", hãng tin uy tín của Mỹ Bloomberg nhận định: "Tham vọng của tập đoàn Vingroup tương tự những nỗ lực của các công ty Trung Quốc hay Malaysia, những người cũng đang cố gắng tạo ra các thương hiệu với giá thành rẻ hơn để thu hút người tiêu dùng địa phương trong một khu vực mà các thương hiệu nước ngoài bao gồm Toyota Motor và Volkswagen AG đã thống trị nhiều năm".
"Vingroup sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự như các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trong quá trình giành thị phần trong thị trường xe ô tô lớn nhất thế giới này", hãng tin này trích lời Steve Man, nhà phân tích ngành công nghiệp ô tô tại Bloomberg Intelligence.
Theo Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), Toyota hiện có thị phần cao nhất tại thị trường Việt Nam với 23%, tiếp theo sau là hãng Ford Motor với 12%.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời một số chuyên gia cho rằng, dự án xe hơi sẽ là một thách thức "rất khó khăn" đối với Vingroup, bởi lẽ Vingroup hiện chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng chưa có vốn cho việc sản xuất này.
Ô tô không chỉ là phương tiện mà còn là thương hiệu quốc gia. Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng nay tại lễ khởi công dự án nhà máy Vinfast sản xuất 500.000 ô tô và xe máy điện tại Hải Phòng do Vingroup làm chủ đầu tư.
Credit Suisse sẽ thu xếp khoản vay lên tới 800 triệu USD cho Vingroup trong dự án này, sản phẩm ô tô VINFAST đầu tiên gồm xe 5 chỗ và 7 chỗ dự kiến sẽ ra mắt sau 24 tháng tới.
Việc kết nạp đồng chí Nguyễn Thu Phương và Hứa Văn Phương vào hàng ngũ của Đảng đã nâng tổng số đảng viên sinh hoạt trong Chi bộ Tạp chí Nhà Quản Trị lên 9 đồng chí.
EVNGENCO1, cánh chim đầu đàn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vừa ngỏ lời UBND tỉnh Quảng Trị về đầu tư, phát triển dự án nhiệt điện tổng công suất 1.320MW.
Chủ tịch Tập đoàn FPT, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ cập trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, ngay từ cấp một, gọi đây là "bình dân AI vụ", nhằm giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ tại Việt Nam.
Theo Thủ tướng, các ngân hàng hoạt động kinh doanh phải có lãi nhưng ngoài lợi nhuận thì phải mang lại lợi ích chung cho đất nước, bởi "nước nổi thì bèo nổi".
Dù quý cuối năm không thực sự đạt kỳ vọng, nhưng các “ông lớn” ngành phân bón vẫn kết thúc năm với thành quả tích cực, hướng tới triển vọng khởi sắc trong năm 2025.
Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 16% không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là mục tiêu để điều hành cho phù hợp. Mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát, tỷ giá.
HSBC đánh giá, hoạt động trên các thị trường vốn Việt Nam có tiềm năng phát triển đáng kể, trong đó, việc nâng hạng thị trường chứng khoán mởi chỉ là bước khởi đầu.
2024, lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt mốc kỷ lục 4.188 tỷ đồng, các chỉ số tăng trưởng vượt bậc trong bối cảnh ngành tài chính ngân hàng còn đối mặt với nhiều thách thức.