Kế hoạch đột phá của VACD
Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam xác định tập trung nguồn lực thực hiện 10 nhóm công việc trong năm 2024.
Câu lạc bộ Giám đốc pháp chế doanh nghiệp thành lập với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ chuẩn mực pháp lý, quản trị để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Câu lạc bộ Giám đốc pháp chế doanh nghiệp (CCCC) trực thuộc Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) theo Quyết định số 12.24/QĐ-VACD ngày 24/4/2024.
Luật sư Nguyễn Hữu Phước, thành viên Ban chấp hành VACD, đảm nhiệm vị trí chủ tịch câu lạc bộ.
Ông Phước cho biết, mục tiêu của CCCC là tập hợp, gắn kết các cá nhân đang làm việc tại bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp và luật sư đang hành nghề, từ đó tạo ra diễn đàn trao đổi, học hỏi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp chế doanh nghiệp.
Trên nền tảng này, CCCC hứa hẹn sẽ đóng góp tích cực vào việc xây dựng đội ngũ những người làm công tác pháp chế chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, dự kiến, CCCC sẽ tổ chức nhiều hoạt động đảm bảo chất lượng và tính chuyên nghiệp. Tham gia vào CCCC, hội viên sẽ được tiếp cận, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp, tham gia các hội thảo, chương trình đào tạo, kết nối, nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia, luật sư giàu uy tín.
Nói về việc thành lập CCCC, TS. Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch VACD cho biết, nhiệm vụ của câu lạc bộ là rất quan trọng đối với sứ mệnh của VACD “vì một nền quản trị Việt Nam tốt hơn”, giúp doanh nghiệp nâng tầng năng lực quản trị và hướng đến phát triển bền vững.
Theo ông Tiến, hoạt động của một tổ chức mang tính cộng đồng như CCCC đòi hỏi những người khởi xướng phải chịu trách nhiệm, có sự tâm huyết, bền bỉ, quyết tâm và cả sự hy sinh lợi ích trước mắt cho lợi ích chung của cộng đồng và xã hội.
Đến nay, tính cả CCCC hiện VACD đã có bốn câu lạc bộ chuyên môn, bao gồm các Câu lạc bộ Giám đốc tài chính (CFO), giám đốc nhân sự Việt Nam (VNHR), giám đốc sales và marketing (CSMO).
Các câu lạc bộ đều hoạt động tích cực, có nhiều chương trình, sáng kiến đóng góp hữu ích cho các khía cạnh của quản trị doanh nghiệp Việt Nam và được sự đón nhận từ đông đảo cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp.
Ông Tiến kỳ vọng, CCCC sẽ nối tiếp sự thành công của các câu lạc bộ chuyên môn, từ đó có nhiều hoạt động ý nghĩa, đồng hành cùng VACD trên hành trình “vì một nền quản trị doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn”.
Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam xác định tập trung nguồn lực thực hiện 10 nhóm công việc trong năm 2024.
TNG đã ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ trong các khâu điều hành sản xuất và quản trị nhân sự, đảm bảo phát triển bền vững.
Sự hình thành và lớn mạnh của VACD kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO với nhiều thách thức về quản trị đã góp phần gia tăng nội lực cho các doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững qua nhiều sóng gió và tới đây là bứt phá trong bối cảnh mới.
Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, tất cả doanh nghiệp quy mô từ lớn đến nhỏ, các hộ và cá nhân kinh doanh đều chịu ảnh hưởng nhiều mặt từ đại dịch và cần được hỗ trợ.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.