Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tạp chí điện tử Nhà quản trị - TheLEADER Magazine
Cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam - VACD
Website: www.theleader.vn (tiếng Việt); e.theleader.vn (tiếng Anh)
Tổng biên tập: Nguyễn Cao Cương
Phó tổng biên tập: Trần Ngọc Sơn
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn (tiếng Việt); editor@theleader.vn (tiếng Anh)
ISSN: 2615-921X
TNG đã ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ trong các khâu điều hành sản xuất và quản trị nhân sự, đảm bảo phát triển bền vững.
Ngày 1/12, lãnh đạo Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) và các hội viên đã tổ chức trao đổi kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp với Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG – một trong những doanh nghiệp dệt may lớn nhất Việt Nam.
Cùng tham dự chuyến tham quan cụm nhà máy TNG tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên có đại diện các tổ chức thành viên thuộc VACD như Câu lạc bộ Nhân sự (VNHR), Câu lạc bộ Giám đốc tài chính (CFO), Câu lạc bộ Sales & Marketing (CSMO) cũng như đại diện Công ty CP Chứng khoán MB và lãnh đạo một số doanh nghiệp.
Đây cũng là dịp để các bên tham gia thúc đẩy quá trình hợp tác, tạo tiền đề kết nối với các doanh nghiệp để phát triển mở rộng VACD, đồng thời học hỏi, giao lưu, củng cố thêm các phương pháp, cách thức để điều hành, quản trị doanh nghiệp.
Đại diện các khối sản xuất, nhân sự, công nghệ cùng lãnh đạo TNG đã trực tiếp trao đổi về việc áp dụng khoa học công nghệ trong quản trị sản xuất và người lao động cũng như giải đáp những thắc mắc của các hội viên VACD liên quan đến quá trình sản xuất và kinh doanh.
Lãnh đạo VACD và các hội viên bày tỏ ấn tượng với quy mô, tốc độ phát triển cũng như công tác quản trị sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả của TNG.
Phó chủ tịch VACD Nguyễn Đức Thuận cho rằng có thể hợp tác hoàn thiện và đẩy mạnh thương mại hoá phần mềm quản trị sản xuất và điều hành doanh nghiệp cho ngành may mặc mà TNG đã phát triển.
Hiện nay, TNG sở hữu 15 nhà máy may, hai nhà máy phụ trợ với 314 dây chuyền sản xuất và sử dụng khoảng 18.000 lao động chuyên sản xuất các sản phẩm chính như may xuất khẩu, bông tấm, chần bông, thùng carton, túi PE, lều, găng tay, đồ bảo hộ cùng các dịch vụ thêu, giặt, in công nghiệp.
Để phục vụ nhu cầu sản xuất quy mô lớn, số lượng sản phẩm đa dạng, tiêu chuẩn khắt khe để cung ứng cho các đối tác “khó tính” như Decathlon, Adidas, Nike… ban lãnh đạo công ty đã chủ động tiếp cận từ sớm việc ứng dụng khoa học công nghệ trong điều hành và quản trị công ty.
TNG đã tự chủ và đi đầu trong việc đầu tư nghiên cứu, phát triển phần mềm về quản trị doanh nghiệp ngành may mặc.
Phần mềm này không chỉ giúp nâng hiệu quả năng suất sản xuất và quản lý kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực, thời gian mà còn là một “sản phẩm” kinh doanh đặc biệt với vị thế là một giải pháp công nghệ độc quyền được TNG bán cho các doanh nghiệp trong cùng ngành may mặc.
Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ 4.0, TNG thể hiện vai trò tiên phong trong xu thế tự động hóa, áp dụng thành công công nghệ kỹ thuật hiện đại vào ngành dệt may, chủ động đón đầu xu thế và mở cửa cơ hội trên hành trình hướng đến năng suất lao động hiệu quả, sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
Nhờ việc ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ, TNG luôn đảm bảo những bước tiến bền vững trong các khâu điều hành sản xuất và quản trị nhân sự.
Công ty cũng duy trì vị thế là doanh nghiệp nội Top 2 ngành dệt may Việt Nam và dẫn đầu tỉnh Thái Nguyên về kim ngạch xuất nhập khẩu với giá trị hơn 340 triệu USD năm 2022. Theo đó, các sản phẩm của công ty cũng đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn của thế giới như Mỹ, Canada, EU...
Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm, ngành dệt may trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn với sự thiếu hụt mạnh về đơn hàng và chi phí đầu vào tăng cao, TNG vẫn đứng vững và khẳng định vị thế là doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, hiệu quả.
Theo đó, ban lãnh đạo công ty cho biết khả năng đạt mức doanh thu đề ra 6.900 tỷ đồng năm nay là hoàn toàn khả thi. Đáng chú ý, bất chấp tình hình ngành dệt may nói riêng và kinh tế thế giới nói chung vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, công ty đã đảm bảo đủ đơn hàng sản xuất cho cả năm 2023 và 80% kế hoạch năm 2024.
Tiến sĩ Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch VACD cho biết, Hội sẽ tiếp tục tổ chức các buổi tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp uy tín trong nhiều lĩnh vực và ở nhiều địa phương khác nhau để cùng nhau chia sẻ công tác quản trị doanh nghiệp và mở rộng cơ hội hợp tác.
Cùng TheLEADER nhìn lại những hình ảnh của chuyến đi:
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.