Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời không có căn cứ, gây khó khăn cho quản lý vận hành hệ thống điện… là một trong những hoạt động thể hiện sự buông lỏng quản lý của Bộ Công thương, được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.
Căn cứ kết quả rà soát, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ, tài liệu vụ việc để xem xét, điều tra xử lý theo quy định pháp luật một số vấn đề theo quy định pháp luật.
Đáng chú ý, là việc Bộ Công thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời (ĐMT) với tổng công suất khoảng 13.840MW không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch (không bao gồm 14 dự án với công suất 870MW được Bộ Công thương phê duyệt trong quy hoạch điện lực cấp tỉnh của 4 tỉnh trước năm 2016 cập nhật sang giai đoạn 2016-2020).
Trong đó, 123 dự án được duyệt với tổng công suất khoảng 8.500MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016-2020 là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, mất cân đối về cơ cấu nguồn điện, vùng miền, gây khó khăn cho quản lý vận hành hệ thống điện, lãng phí nguồn lực xã hội…
Điều này, thể hiện sự buông lỏng quản lý, có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong quy định tại điều 360 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Thanh tra Chính phủ xác định.
Bộ Công thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện lực cấp tỉnh 114 dự án ĐMT (tổng công suất 4.166MW) có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016-2020. Trong số này, 92 dự án (3.194MW) được phê duyệt bổ sung riêng lẻ vào Quy hoạch phát triển điện lực của 23 tỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh xuất phát từ đề nghị của các chủ đầu tư.
Trong 23 tỉnh nêu trên, 15 tỉnh không quy hoạch đầu tư ĐMT trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh và không có quy hoạch ĐMT đến năm 2020 của 63 tỉnh, thành phố được lập, phê duyệt theo quy định tại Quyết định 11/2017 của Thủ tướng.
Vì vậy, việc Bộ Công thương phê duyệt 92 dự án với tổng công suất 3.194MW có tiến độ vận hành trong giai đoạn 2016-2020 được xác định là không có căn cứ pháp lý về quy hoạch, vi phạm Quyết định 11/2017 của Thủ tướng.
Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất nguồn ĐMT đến năm 2020 được duyệt là 850MW. Tuy nhiên, Bộ Công thương đã tham mưu, trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung riêng lẻ 54 dự án với tổng công suất 10.521MW vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh xuất phát từ đề nghị của các chủ đầu tư (23 dự án với tổng công suất 5.200MW tiến độ vận hành 2016-2020; 31 dự án 5.321MW vận hành 2021-2025) trong khi không lập Quy hoạch phát triển ĐMT quốc gia đến năm 2020 theo yêu cầu tại Quyết định 11/2017 của Thủ tướng.
Do đó, việc phê duyệt 54 dự án nêu trên không có căn cứ pháp lý về quy hoạch, vi phạm Quyết định 11/2017 của Thủ tướng.
Liên quan đến phê duyệt 168 dự án ĐMT với tổng công suất 14.707MW (cao gấp 17,3 lần so với tổng công suất phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh) không có căn cứ pháp lý nêu trên, trong đó đáng chú ý là phê duyệt riêng lẻ 137 dự án (tổng công suất khoảng 9.360MW, tiến độ vận hành giai đoạn 2016-2020), đến cuối năm 2020 tổng công suất nguồn ĐMT nối lưới đã đầu tư thực tế là khoảng 8.640MW, cao gấp 10,2 lần so công suất đến năm 2020 được duyệt tại quy hoạch điện VII điều chỉnh (850MW), thậm chí vượt công suất quy hoạch đến năm 2045 (4.000MW).
Ngoài ra, kết quả thanh tra cho thấy, nguồn ĐMT mái nhà cũng được đầu tư nhanh với công suất lớn (khoảng 7.860MW), nâng tổng công suất nguồn ĐMT lên thành khoảng 16.500MW, cao gấp khoảng 19 lần so công suất phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Từ đây, đã dẫn đến cơ cấu công suất nguồn ĐMT theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh tăng từ 1,4% lên gần 24%; ngoài ra còn có 6 dự án/phần dự án (khoảng 453MW) đã hoàn thành nhưng chưa được vận hành.
Nguồn ĐMT phụ thuộc vào thời tiết, tính ổn định thấp, do đó việc đầu tư nhiều ĐMT nối lưới, tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên có phụ tải thấp, cần phải có phương án truyền tải để giải tỏa công suất. Nhưng lưới điện đã không được đầu tư kịp thời, đồng bộ, dẫn đến mất cân đối giữa nguồn và lưới, cơ cấu nguồn điện, vùng miền… gây khó khăn cho quản lý vận hành hệ thống điện.
Những vi phạm nêu trên (không thực hiện đúng quy định về lập quy hoạch ĐMT, phê duyệt 114 dự án và trình phê duyệt 54 dự án riêng lẻ trên cơ sở đề nghị của UBND các tỉnh xuất phát từ đề nghị của các chủ đầu tư mà không dựa trên trình tự và căn cứ về quy hoạch), gây ra các kết quả cụ thể.
Điển hình, tổng công suất đặt nguồn ĐMT dự kiến vận hành thương mại trước năm 2020 đã ký hợp đồng mua bán điện là gần 5.100MW vượt xa mục tiêu Quy hoạch điện VII điều chỉnh (850MW). Ngoài giá FIT trả cho chủ đầu tư, chi phí hệ thống tăng thêm ít nhất 5,5 cents/kWh (trong đó: chi phí truyền tải và phân phối đối với nguồn ĐMT khoảng 1.230 đồng/kWh, tương đương 5,2 cents/kWh; chi phí dịch vụ hệ thống liên quan đến nguồn dự phòng do nguồn ĐMT tính ổn định thấp khoảng 1,3 cents/kWh)…
Trách nhiệm chính đối với những vi phạm nêu trên thuộc Bộ Công thương, ngoài ra còn có trách nhiệm liên quan của UBND các tỉnh trong đề xuất đầu tư dự án, cơ quan thanh tra nhấn mạnh.
Bộ Công thương tham mưu ban hành thời hạn áp dụng giá FIT đối với các dự án ĐMT nối lưới 20 năm là quá dài so với thời gian thu hồi vốn đầu tư và chưa phù hợp với lộ trình phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh (theo báo cáo của đơn vị tư vấn, thời gian thu hồi vốn đầu tư khoảng 8 năm), không thuyết minh rõ lợi nhuận của dự án trong 20 năm để làm cơ sở so sánh với các dự án nguồn điện khác (chưa đúng quy định tại Luật Giá).
Tương tự, thời hạn áp dụng giá mua điện từ các hệ thống ĐMT mái nhà cũng 20 năm là quá dài, chưa hợp lý. Ngoài ra, việc tham mưu giá cố định tính theo đồng USD tương ứng với từng thời điểm vận hành thương mại sẽ tạo ra nhiều mức giá khác nhau, gây khó khăn trong công tác quản lý thực hiện.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.