Phát triển bền vững
Thế kiềng 3 chân trong giải pháp cho vấn nạn môi trường
Trước những vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, công trình xanh nổi lên là một trong những giải pháp dài hạn, tuy nhiên yêu cầu sự tham gia của người dân, chủ đầu tư và cả Nhà nước để phát triển bền vững.
Những ngày đầu tháng 10, nhiều người dân tại khu vực Tây Nam Hà Nội hoang mang khi nước sinh hoạt bốc mùi khó chịu. Sự cố đổ trộm dầu thải tại đầu nguồn của nhà máy nước sông Đà được xác định sau đó đã khiến cuộc sống người dân tại đây đảo lộn, chen nhau đi mua nước đóng chai hay đứng hứng nước cung ứng tạm thời.
Chỉ trước đó 1 tháng, vụ cháy tại nhà máy Rạng Đông cũng khiến dư luận hoang mang về nguy cơ nguồn nước bị nhiễm thủy ngân, các chất kim loại nặng cũng như ô nhiễm không khí.
Trước những vấn nạn về ô nhiễm môi trường, người dân đang ngày càng quan tâm nhiều hơn tới môi trường sống xanh, an toàn cho sức khỏe, gia tăng nhu cầu đối với các công trình xanh.
Công trình xanh được phát triển nhằm mục tiêu sử dụng năng lượng và vật liệu hiệu quả, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Đồng thời, tập trung sự quan tâm nhiều hơn đến tiện nghi và sức khỏe cho người sử dụng, công trình xanh cũng hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường tới cuộc sống con người.
Tuy nhiên, việc phát triển công trình xanh bền vững trước tiên nằm trong quyết định của nhà đầu tư/ nhà phát triển.
Chia sẻ tại tọa đàm Café Xanh số 3, ông Trịnh Tùng Bách, Giám đốc Ban nghiên cứu và phát triển của Tập đoàn Capital House đánh giá công trình xanh ngày càng có ý nghĩa với cuộc sống và cho biết tập đoàn này luôn cố gắng phủ xanh tối đa các dự án.
Cùng với đó, đưa vào thiết kế thông thoáng, tận dụng tài nguyên, đảm bảo chất lượng không khí thông qua phát triển thêm cây xanh cũng như lắp đặt hệ thống lọc nước.

“Đó là những yếu tố bỏ ra 1 đồng nhưng với 50 năm vòng đời dự án thì mang lại giá trị không thể đo đếm được, đặc biệt là trong bối cảnh ô nhiễm như hiện nay”, ông Bách chia sẻ.
Liên quan đến lo ngại về chi phí, ông Bách cho biết giá thành của hệ thống lọc nước không quá cao, khoảng 2 - 3 tỷ đồng cho khoảng 1.000 căn hộ, chia ra sẽ không hề đắt chút nào.
Ở tầm vĩ mô, theo PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, cho rằng Việt Nam đã đô thị hóa rất nhanh nhưng chưa đưa ra được các tiêu chuẩn đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế tốt và đúng nhưng chưa phù hợp với yêu cầu của môi trường, các trụ cột môi trường - kinh tế - xã hội chưa bền vững.

Để phát triển bền vững cần phải có giải pháp đồng bộ từ chính sách, quy hoạch đến nhận thức của doanh nghiệp và cả người dân. Bản thân chủ doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của công trình xanh, có trách nhiệm xã hội, tạo căn hộ cho người dân là phải đảm bảo môi trường sống cho họ, bà An nhấn mạnh.
Luật pháp liên quan đến môi trường, công trình xanh đã có tương đối việc thực hiện chưa quyết liệt. Những doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chuẩn thì mới cho phát triển, còn không thì phải cho dừng lại ngay để đảm bảo trong sạch môi trường sống.
Bà An cũng kiến nghị cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển công trình xanh, bởi mục tiêu của Chính phủ đề ra là vì nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, là mục tiêu phấn đấu của mọi ngành, mọi cấp. Khi xây dựng được các dự án bảo đảm được tiêu chí công trình xanh thì chất lượng cuộc sống của người dân sẽ tăng lên.
“Tôi đề nghị nên có sự kiểm tra, đánh giá thực chất việc xây dựng công trình xanh. Hình thành những tiêu chí mà doanh nghiệp nào thực hiện đúng theo tiêu chí ấy, tức là phục vụ cho cộng đồng, cho cuộc sống người dân thì nên có cơ chế hỗ trợ về thuế, về đất và được công bố công khai. Đồng thời, cũng cần loại bỏ các nhà đầu tư không đủ năng lực, có sự không trung thực hoặc gian dối trong kinh doanh”, vị nữ viện trưởng chia sẻ.
Nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng mác 'công trình xanh' để kiếm lời
Khởi động “Chương trình phát triển công trình xanh tại Việt Nam”
Việc ứng dụng và phát triển công trình xanh sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng, tạo nên sự phát triển bền vững cho ngành xây dựng và thị trường bất động sản.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.