Tài chính
Thị trường cho vay tiêu dùng sắp đạt đỉnh tăng trưởng
Nhiều doanh nghiệp trong nước đang bán cổ phần cho các tập đoàn nước ngoài để rút khỏi thị trường cho vay tiêu dùng sau thời gian tăng trưởng nóng.
Ngân hàng VPBank công bố đạt 5.635 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước và đạt 78% kế hoạch.
Tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động cho vay sau khi tăng trưởng tín dụng 14% sau 9 tháng. Đồng thời, xu hướng tăng lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn (chiếm chủ yếu danh mục cho vay của VPBank) đã giúp tăng hiệu suất tài sản của ngân hàng.
Năm nay, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 7.200 tỷ đồng, con số này đã được điều chỉnh tăng thêm 400 tỷ đồng so với kế hoạch cũ.
Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), đơn vị tư vấn niêm yết cho ngân hàng này dự báo lợi nhuận ròng cả năm sẽ cao hơn 15% mục tiêu ngân hàng đề ra.
Tuy vậy, để đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trên, VPBank phải chấp nhận những rủi ro do đặc thù của mô hình kinh doanh mang đến. Khác biệt với nhiều ngân hàng Việt Nam, hoạt động của VPBank trên thực tế bao gồm một ngân hàng thương mại truyền thống và một công ty tài chính tiêu dùng (FE Credit).
FE Credit hiện duy trì danh mục cho vay khoảng 41 nghìn tỷ đồng, còn riêng ngân hàng VPBank có dư nợ khoảng 126 nghìn tỷ đồng.
Mảng cho vay tiêu dùng đẩy nợ xấu của VPBank lên mức 3,1%, trong khi riêng ngân hàng chỉ là 2,6%, trong xu hướng tăng nợ xấu của toàn ngành ngân hàng.
Ngân hàng này cũng mạnh tay xóa nợ đối với các khoản nợ xấu của không có khả năng thu hồi của FE Credit. Cụ thể, 9 tháng đầu năm, VPBank sử dụng dự phòng để xử lý 4.750 tỷ đồng nợ xấu, trong đó tại riêng ngân hàng chỉ chiếm 22%, số còn lại là xử lý tại công ty tài chính.
Trong năm ngoái, FE Credit cũng phải xóa nợ gần 3.000 tỷ đồng cho các khoản vay, cao hơn 50% lợi nhuận mà công ty này mang lại. Dù vậy, ngân hàng vẫn có khả năng thu hồi lại nợ đã xóa, với tỷ lệ ước tính từ 15% đến 20%.
Sau thời gian đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, VPBank luôn đối mặt với tình trạng nợ quá hạn rất cao của FE Credit. Đến cuối tháng 9, trong khi nợ quá hạn của riêng ngân hàng chỉ hơn 1.070 tỷ đồng thì nợ quá hạn của mảng tài chính tiêu dùng là 4.750 tỷ đồng. Con số này đã liên tục tăng trong 2 năm qua.
Mới đây, ngân hàng này đã công bố giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 22,38%, so với mức trần 30%. Room (tỷ lệ sở hữu) còn lại nhiều khả năng được dành cho một đợt phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai với giá kỳ vọng cao hơn hiện tại.
Mới đây VPBank đã phát hành 164 triệu cổ phiếu cho 3 nhà đầu tư cá nhân với giá 39.000 đồng/ cổ phần. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tin rằng đây là đợt phát hành ‘hoàn trả’ cho các cổ đông đã bán cổ phiếu VPBank cho các nhà đầu tư nước ngoài trước khi ngân hàng này niêm yết, nhằm tránh việc bị hạn chế giao dịch.
Hiện VPB đang giao dịch quanh giá 41.000 đồng/ cổ phần. Báo cáo của Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) đánh giá, cổ phiếu VPB có cơ sở hợp lý để được định giá cao hơn các cổ phiếu ngân hàng khác.
HSC cho rằng VPBank tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn các ngân hàng khác trong những năm tới. Tuy nhiên rủi ro là ngành tài chính tiêu dùng sẽ đạt đỉnh tăng trưởng trong một hoặc hai năm tới.
Gần đây, thị trường cho vay tiêu dùng trở nên sôi động với các giao dịch mua bán. Đáng chú ý là Prudential Finance lên kế hoạch bán mảng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam để tập trung vào lĩnh vực bảo hiểm. Đây là một trong 4 công ty thống lĩnh thị trường cùng FE Credit, HD Saison và Home Credit.
TechcomFinance, một công ty tài chính có chức năng phát hành thẻ tín dụng đã được ngân hàng Kỹ thương bán cho Lotte Card. Trong khi đó, Shinsei Bank của Nhật Bản công bố đã nắm giữ 49% cổ phần liên doanh Mcredit với ngân hàng Quân đội.
Trong khi doanh nghiệp trong nước dần rút khỏi thị trường cho vay tiêu dùng, các tập đoàn nước ngoài đang tìm cách gia nhập thị trường mạnh mẽ. Mirae Asset Finance, một công ty tài chính tiêu dùng hoạt động không mấy tích cực sau nhiều năm đã quyết định tăng vốn thêm 200 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng để mở rộng hoạt động.
Công ty cho vay tiêu dùng phải xóa nợ nghìn tỷ
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.