Thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt do nguồn cung lớn
Nhật Hạ
Thứ hai, 19/10/2020 - 19:50
Số lượng đơn tìm việc trong quý 3 năm nay tăng gấp đôi, đạt mức cao nhất trong năm nay.
Nền kinh tế Việt Nam hứng chịu làn sóng Covid-19 lần thứ hai vào tháng 7, do đó nhu cầu tuyển dụng quý 3/2020 vẫn không thay đổi so với quý trước đó. Theo báo cáo thị trường lao động của Adecco Việt Nam, số lượng đơn tìm việc của đơn vị này nhận được tăng gấp đôi với 4.500 đơn bao gồm cả hồ sơ.
Các công ty đang rất thận trọng trong hoạt động tuyển dụng để tránh việc sa thải hàng loạt. Quá trình tuyển dụng cũng mất nhiều thời gian hơn so với thời gian trước. Người đang có việc làm rất do dự khi chuyển việc do sự mơ hồ và biến động của hoạt động kinh doanh tại các công ty. Thị trường lao động sẽ mất hơn một quý nữa để bắt đầu trở lại bình thường.
Trong thời gian này, các công ty vẫn có nhu cầu đối với quản lý cấp cao và giám đốc trong một số lĩnh vực để tối ưu hóa hiệu quả của lực lượng lao động do Covid-19.
Các vị trí liên quan đến công nghệ, đặc biệt là CIO / CTO và kỹ sư cơ sở hạ tầng đã tăng đột biến (hơn 20% từ cuối quý 2/2020) để tăng tốc quá trình chuyển đổi số của tổ chức. Các vị trí thương mại trong các công ty chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng như bán hàng và tiếp thị kỹ thuật số cũng được tìm kiếm nhiều.
Ngành sản xuất đang dần khôi phục lại hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là lĩnh vực da giày và dệt may. Tuy nhiên, ngay cả khi tối đa được công suất sản xuất, các công ty vẫn rất khó khăn để giữ được chất lượng và năng suất lao động vì các chuyên gia nước ngoài của họ chưa thể vào Việt Nam.
Ông Nguyễn Hoàng Thanh Chương, Phó giám đốc bộ phận tuyển dụng tại văn phòng Hồ Chí Minh, Adecco Việt Nam khẳng định, ‘’Người lao động có thể gặp khó khăn hơn khi tìm việc trong thời điểm này do nguồn cung lao động đang lớn hơn cầu. Họ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa những người có trình độ tốt hơn, cộng với khó khăn trong đàm phán lương.
Tuy nhiên, tình hình sẽ trở nên khả quan hơn khi Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình Covid-19 và các chuyến bay đang dần khôi phục lại. Do đó, các công ty được dự báo sẽ tăng cường các hoạt động thu hút nhân tài mạnh mẽ kể từ quý 4 năm nay, đặc biệt là các vị trí bán hàng và vận hành trong lĩnh vực dịch vụ và F&B''.
Theo ông Chương, Covid-19 đã gây ra nhiều thay đổi cho các hoạt động kinh doanh nên sự thích nghi và linh hoạt sẽ là động lực chính để phát triển trong tương lai. Doanh nghiệp cần có những vị trí công việc mới để theo kịp các xu hướng như tự động hóa và số hóa. Vì vậy, các nhà quản lý nên định hướng các lĩnh vực cần đổi mới, đặc biệt là tái cấu trúc tổ chức để có phương thức làm việc hiệu quả và phù hợp hơn.
“Thời gian sắp tới, các vai trò như chuyên gia Chuyển đổi kinh doanh, Phát triển và đổi mới tổ chức, sẽ được săn đón nhiều để khai phóng tiềm năng nguồn nhân lực và của tổ chức”, ông dự báo.
Covid-19 đã khiến gần 31,8 triệu lao động ở Việt Nam phải nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập hoặc mất việc. Trong đó, lao động tại khu vực nông thôn và lao động nữ vẫn là những nhóm chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất.
Áp lực của việc đảm bảo dòng tiền trong bối cảnh lượng tiền thực ngày càng mỏng, lại vẫn phải trả lãi vay ngân hàng, các khoản tiền thuế, phí khiến doanh nghiệp hầu như không còn lựa chọn nào khác ngoài cắt giảm mạnh lao động vì đợt dịch Covid-19 thứ hai.
Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em cho người lao động có tác động tích cực đối với doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ việc tuyển dụng, giữ chân người lao động cũng như nâng cao năng suất lao động.
Diễn biến phức tạp của Covid-19 gia tăng áp lực lên kế hoạch nhân sự cũng như yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp Nhật Bản khiến làn sóng dịch chuyển của doanh nghiệp Nhật sang Việt Nam có thể không mang lại kết quả như kỳ vọng cho thị trường lao động.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.