Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
TS. Vũ Tiến Lộc đề xuất thành lập trung tâm về các mô hình kinh doanh có khả năng chống chịu, thích ứng tốt trước những biến động bất thường có thể xảy đến trong tương lai.
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã gây ra cơn khủng hoảng sâu sắc và đa chiều, đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình thế khó khăn. Bên cạnh hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, dệt may cũng là một trong những ngành chứng kiến mức thiệt hại nặng nề nhất.
Vào thời gian dịch bệnh lên đỉnh điểm ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, công ty dệt may TNG cũng rơi vào tình trạng điêu đứng khi bị cắt đứt nguồn cung, nhà mua hàng cũng không thể hoạt động được. Thậm chí, một số khoản vay nợ cũng không thể đòi được khi đối tác bị phá sản.
“Cái khó thì ló cái khôn”, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch TNG nói về quyết định tái cấu trúc doanh nghiệp hòng vượt qua tình trạng hiểm nghèo. Cụ thể, TNG đã nhanh chóng tiến hành chuyển đổi bộ máy sản xuất sang khẩu trang kháng khẩu, khẩu trang y tế, trang phục bảo hộ y tế khác khi nhận thấy nhu cầu của các mặt hàng này tăng cao trong đại dịch.
Quá trình chuyển đổi diễn ra tương đối thuận lợi do TNG đã có sẵn dây chuyền cũng như kinh nghiệm sản xuất áo phông bằng vải nano kháng khuẩn. Các sản phẩm mới của TNG được chứng nhận về chất lượng, bổ sung nguồn cung ứng cho công tác phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam cũng như xuất khẩu ra quốc tế.
Nhờ quyết định chuyển đổi cơ cấu hết sức táo bạo, trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng vẫn còn ảm đạm, TNG đã xuất sắc vượt qua cơn bão Covid-19, với doanh thu chỉ hao hụt khoảng 3% so với năm 2019, đồng thời đảm bảo được công ăn việc làm ổn định cho toàn thể đội ngũ công nhân viên.
Nhìn lại quãng thời gian vừa qua, ông Thời đúc kết, trong bối cảnh dịch bệnh chưa hoàn toàn chấm dứt và có thể sẽ kéo dài 2 – 3 năm nữa, doanh nghiệp cần chủ động tái cấu trúc, chủ động thay đổi mình để thích ứng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Chiến lược này không chỉ giúp doanh nghiệp vững vàng trước cơn sóng Covid-19 mà còn nhiều sóng gió khác có thể ập đến bất cứ lúc nào trong tương lai, hướng tới xây dựng nội tại vững mạnh, thực hiện mục tiêu 2045 mà Chính phủ đặt ra.
Vượt qua khủng hoảng bằng “cái mới”
“Con người sẽ vượt qua được đại dịch, nhưng vượt qua không phải là cứu lấy cái cơ cấu cũ, mà phải là tạo ra năng lực cạnh tranh mới. Đổi mới sáng tạo, trách nhiệm xã hội sẽ là nền tảng”, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định.
Điều này phần nào đã được chứng minh trong thực tế, thông qua câu chuyện của TNG, cũng như nhiều doanh nghiệp đã xuất sắc vượt qua cú sốc Covid-19 nhờ vào ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số, xây dựng quy trình làm việc mới, mô hình kinh doanh mới.
Con người sẽ vượt qua được đại dịch, nhưng vượt qua không phải là cứu lấy cái cơ cấu cũ, mà phải là tạo ra năng lực cạnh tranh mới. Đổi mới sáng tạo, trách nhiệm xã hội sẽ là nền tảng!
TS. Vũ Tiến Lộc
Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam khẳng định, Covid-19 có sức tàn phá vô cùng lớn nhưng cũng chính là tác động để doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc. Nếu tận dụng tốt cơ hội, doanh nghiệp Việt sẽ chứng tỏ được sức cạnh tranh lớn hơn, còn không sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
Như vậy, để ứng phó với tương lai đầy biến động, theo ông Bình, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phòng ngừa và quản trị rủi ro. Các doanh nghiệp cũng cần nghiêm túc xem xét lại mô hình kinh doanh, sẵn sàng thực hiện thay đổi cần thiết.
Đồng quan điểm với giám đốc Economica Việt Nam, ông Lộc cho biết, khả năng chống chịu, thích ứng trở thành một năng lực cạnh tranh cốt lõi mới của doanh nghiệp, trong bối cảnh các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng diễn biến phức tạp và gây ra thiệt hại nặng nề.
Khả năng này thực chất không phải là mới xuất hiện, mà đã được doanh nghiệp Việt Nam nuôi dưỡng và phát huy từ nhiều năm nay, thể hiện rõ nét qua những phương án chống biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ tịch VCCI đề xuất hợp tác với WB cũng như các tổ chức phát triển để xây dựng một trung tâm về các mô hình kinh doanh có khả năng chống chịu, thích ứng tốt với biến động làm nơi để tổng kết và lan tỏa tới đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trung tâm này có thể sẽ được xây dựng tại đồng bằng sông Cửu Long, khu vực điển hình của sự thích ứng để phát triển bền vững.
“Nếu có thể, tôi muốn đặt trên trung tâm này liên quan đến cây tre, bởi cây tre gắn liền với cái chất của con người Việt Nam là sự kiên cường”, ông Lộc nói.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.