Tiêu điểm
Thiếu cả nước sinh hoạt cho khách du lịch, sao có thể đón khách nhà giàu?
Sự phát triển hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đang khiến nhiều điểm đến khó giữ chân du khách, chưa nói đến việc có thể đón được dòng khách hạng sang.
Câu chuyện thiếu nước sinh hoạt tại Sa Pa trong thời gian vừa qua đang đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Sa Pa thiếu nước sinh hoạt thực chất không phải là câu chuyện mới. Từ nhiều năm nay, người dân nơi đây đã quá quen thuộc với việc này. Ước tính, có tới 2/3 người dân Sa Pa đang sống trong cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt.
Theo người dân địa phương, gần như năm nào Sa Pa cũng thiếu nước vào thời điểm tháng ba, tháng tư. Mỗi ngày chỉ có nước từ một đến hai tiếng vào buổi sáng sớm, nếu không tranh thủ tích nước thì họ sẽ phải mua nước đóng chai để dùng với giá đắt đỏ.
Tuy nhiên, chỉ trong năm nay, nước sinh hoạt tại đây mới trở nên khan hiếm nhất trong nhiều năm qua. Nguồn cung cấp nước chính cho toàn bộ thị trấn là hồ Thác Bạc và một số hồ nước khác đã cạn khô kéo dài. Cùng với đó là với sự tăng mạnh khách du lịch đã khiến nước sinh hoạt tại đây ngày càng trở nên thiếu nghiêm trọng.
Đáng chú ý là thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã nhiều lần lên kế hoạch xây dựng nhà máy cấp nước mới với lưu lượng 15.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư ước tính lên tới 250 tỷ đồng là quá sức với ngân sách địa phương.
Mặt khác, để xây dựng nhà máy nước sạch, tỉnh Lào Cai đã tính rất nhiều phương án để việc làm đường ống dẫn không gây ảnh hưởng đến rừng tự nhiên. Cũng chính vì thế mà thời gian xây dựng sẽ kéo dài thêm, chi phí tăng cao. Nhanh nhất cũng phải năm năm nữa nhà máy này mới hoàn thành.
Trong khi đó, ngay trước mắt, nếu không có giải pháp về nguồn nước, du lịch nơi đây sẽ rơi vào "khủng hoảng". Hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ bị ngừng trệ, nhiều cơ sở không dám mở cửa đón khách, nhiều du khách đã lên kế hoạch đi du lịch tại Sa Pa cũng đã phải hoãn lại, huỷ tua.
Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Công ty Du lịch TransViet Traval cho rằng, thiếu nước sinh hoạt cho người dân đã là rất nguy hiểm, thiếu nước phục vụ khách du lịch lại càng nguy hiểm hơn nhiều lần.
"Thử tưởng tượng, khách du lịch tại các điểm đến sau một ngày tham quan khám phá, vui chơi giải trí, về đến phòng họ không có nước để sinh hoạt cá nhân? Đây thực sự là điều tối kỵ đối với các cơ sở phát triển du lịch. Điều này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của du khách và kéo theo đó là việc thu hút khách du lịch của địa phương", ông Đạt cho hay.
Thực tế cho thấy, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, thời tiết tại thị trấn Sa Pa rất thuận lợi, mát mẻ. Song, lượng du khách đến đây đã giảm hơn so với những kỳ nghỉ lễ trước đó do những thông tin về thiếu nước sạch từ cuối tháng 4 đã gây hoang mang cho khách du lịch.
Một thực tế đáng buồn là việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Trong khi đó, theo quy hoạch đến năm 2030, Sa Pa sẽ đạt mục tiêu thu hút hơn 5 triệu du khách. Nếu không giải quyết được bài toán nguồn nước, mục tiêu thu hút khách du lịch này sẽ khó có thể hoàn thành.
Mặt khác, theo ông Đạt, bài toán làm thế nào để thu hút thêm khách du lịch là điều địa phương nào cũng muốn hướng tới. Tuy nhiên, thu hút thêm nhiều khách du lịch, xây thêm nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú, trong khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa thể đáp ứng kịp thời lại đang gây ra những tác dụng ngược đối với sự phát triển du lịch của địa phương.
Đáng nói hơn, tại Sapa, việc thiếu nước sinh hoạt chỉ là một trong rất nhiều những hạ tầng kỹ thuật mà nơi đây đang "quá tải", có thể kể đến như hệ thống giao thông tắc nghẽn, sự quá tải của các điểm đến du lịch. Hay như sự phát triển quá mạnh của những khách sạn, cơ sở lưu trú đã khiến cảnh quan nơi đây trở nên "ngột ngạt", mất đi vẻ đẹp thơ mộng vốn có.
Bài toán phát triển du lịch của các địa phương cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để phù hợp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của điểm đến du lịch đó. Vấn đề nghiêm túc cần đặt ra là tính đồng bộ và tầm nhìn dài hạn của quy hoạch tại các khu du lịch, nếu khu du lịch đó muốn phát triển bền vững, ông Đạt nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Hà Đức Mạnh, Giám đốc Công ty Du lịch thân thiện Việt Nam cũng cho rằng, một vấn đề quan trọng đối với việc phát triển du lịch là quy hoạch. Quy hoạch du lịch cần những chuyên gia có tầm, có tâm.
Trước đây Sa Pa rất đẹp, rất lãng mạn nhưng hiện nay, lượng khách du lịch đến quá nhanh, khách sạn xây dựng quá nhiều đang không chỉ đang làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó mà còn gây quá tải hạ tầng.
Lượng khách du lịch tăng mạnh trong khi hạ tầng kỹ thuật đi kèm, đường xá không xây dựng kịp, rồi vấn đề thiếu nước sinh hoạt, nếu không có giải pháp kịp thời, hậu quả sẽ rất nặng nề. Điều này khiến cho du lịch không thể hấp dẫn được du khách, càng không thể đón được lượng khách lớn, khách cao cấp, tăng thu từ du lịch.
Về vấn đề này, ông Phạm Hà, Giám đốc hãng lữ hành Luxury Travel cũng cho rằng, nếu các điểm đến du lịch cứ phát triển ồ ạt các khách sạn, cơ sở lưu trú một cách thiếu quy hoạch như hiện tại, sẽ không khách du lịch cao cấp nào đến Sa Pa, Bà Nà khi cảnh quan nơi đây đã bị phá nát, cơ sở hạ tầng không thể đáp ứng.
Du lịch Việt Nam muốn thu hút khách hạng sang cần thay đổi môi trường du lịch và có những sản phẩm du lịch phù hợp với yêu cầu của đối tượng du khách này như điểm đến đó phải sạch, đẹp, con người thân thiện và có nhiều trải nghiệm cho du khách. Sau tất cả, du khách phải có được những ký ức thật đẹp về con người, điểm đến đó.
Với những yêu cầu như vậy, chắc chắn một điểm đến du lịch thiếu nước sinh hoạt, tắc nghẽn giao thông hay quá ngột ngạt, ngổn ngang các công trình xây dựng sẽ khó có thể để lại ấn tượng tốt với du khách, hấp dẫn khách du lịch chất lượng cao.
Du lịch, hạ tầng tạo đà cho tăng trưởng bất động sản Quảng Ninh
Đâu là lối ra cho nhân sự ngành du lịch?
Ngành du lịch khách sạn hiện nay đang đối mặt với một vấn đề lớn là nguồn nhân lực còn đang thiếu và yếu. Dù đã có những nỗ lực đổi mới và sáng tạo song khoảng cách giữa đầu ra của các trường và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp vẫn còn một khoảng trống lớn.
Tổng giám đốc các khách sạn và khu nghỉ dưỡng họp bàn nâng tầm du lịch Việt
Hội nghị các tổng giám đốc khách sạn và khu nghỉ dưỡng (GM Meeting 2019) tổ chức ngày 9-10/5 tại Nha Trang sẽ có nhiều tọa đàm nhằm chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
TS. Hà Văn Siêu: 'Du lịch của chúng ta còn quá đơn điệu'
Theo TS. Hà Văn Siêu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, nhìn một cách tiêu cực thì du lịch của chúng ta còn quá đơn điệu, ít lựa chọn đa dạng để khách "chơi không biết chán", nên khó thu hút du khách quay lại.
Lấp khoảng trống dịch vụ, du lịch Phú Quốc sẽ cất cánh
Đề xuất “nâng cấp” từ huyện đảo lên thành phố Phú Quốc của UBND tỉnh Kiên Giang mới đây là tiền đề thuận lợi để đảo Ngọc sớm tăng tốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp mang tầm quốc tế.
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.