CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Hầu hết, các doanh nghiệp bất động sản dù lớn hay nhỏ trên cả nước đều gặp phải “vấn nạn” này. Chuyện “giật gấu vá vai” để tìm người theo từng công trình, dự án cũng là câu chuyện xảy ra hằng ngày của các doanh nghiệp bất động sản.
Hiện trạng
Sự thay đổi cấu trúc kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước có ảnh hưởng tích cực tới lĩnh vực xây dựng – bất động sản. So với 10 năm trước đây, thị trường bất động sản hiện nay đang có sự tăng trưởng ngoạn mục ở tất cả các lĩnh vực như: kiến trúc, xây dựng, thiết kế, quản lý dự án, kinh doanh, đầu tư, phân phối. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa có nguồn cung nhân lực tương xứng với sự phát triển của thị trường này.
Phải nói rằng: Nguồn nhân lực hiện nay vừa thiếu và yếu. Thiếu vì chưa đủ nhân lực đáp ứng cho nhu cầu mở rộng và ra đời của rất nhiều công ty kinh doanh bất động sản đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Tất nhiên, ở đây tôi muốn đề cập đến nguồn nhân lực có chất lượng cao và đồng đều được đào tạo bài bản để đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Hầu hết, các doanh nghiệp bất động sản dù lớn hay nhỏ trên cả nước đều gặp phải “vấn nạn” này. Chuyện “vật gấu vá vai” để tìm người theo từng công trình, dự án cũng là câu chuyện xảy ra hằng ngày của các doanh nghiệp bất động sản.
Sự mất cân đối này có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Ở Việt Nam, các chương trình đào tạo kinh tế bất động sản chính quy ở các trường đại học hầu như đếm chưa đủ 2 bàn tay. Ngoài Bắc có khoa kinh tế tài nguyên – Quản lý bất động sản của các trường như: Trường Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Xây Dựng, Đại học Thái Nguyên,.. Miền Trung có trường Đại học Nông Lâm - Huế. Trong Nam có các trường Đại học kinh tế TP. HCM, Đại học Tài chính - Marketing, Đại học Nông lâm TP. HCM, Đại học Cần thơ,... Thật sự, với số lượng các trường đào tạo chuyên ngành bất động sản như vừa nêu; thì việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển của thị trường bất động sản hiện nay là điều không tưởng.
Thứ hai: Các giáo trình giảng dạy chưa đáp ứng được sự phát triển của thị trường bất động sản. Các giáo trình đào tạo bất động sản vẫn chưa đa dạng, mang nặng tính lý thuyết, thiếu tính thực tế để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hầu hết, các sinh viên chuyên ngành bất động sản sau khi tốt nghiệp vẫn không ứng dụng được vào môi trường thực tế. Từ đó, các sinh viên mới ra trường đều phải cập nhật thêm kiến thức chuyên môn ở các cơ sở không chính quy của các đơn vị ngoài hệ thống giáo dục tổ chức, cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Ở đây tôi muốn đưa ra một thì dụ thực tế như: Sau khi một dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển 5 sao hay một tòa nhà thương mại sau khi hoàn thiện đưa vào hoạt động, thì đội ngũ vận hành, khai thác, kinh doanh tìm ở đâu ra? Và số lượng nhân sự cần có để đáp ứng nhu cầu của hàng loạt dự án đã, đang và sẽ phát triển ồ ạt như hiện nay trên khắp cả nước sẽ lấy từ đâu?
Thứ ba: Đội ngũ nhân lực manh mún, rải rác và hầu như nguồn nhân lực lành nghề chỉ tập trung vào các công ty có thương hiệu ở các thành phố lớn như Hà Nội , Đà Nẵng, TP. HCM… Điều này sẽ gây khó khăn cho các tỉnh thành khác vì sự khan hiếm nguồn lực phát triển của địa phương.
Nguồn nhân lực của thị trường bất động sản Hoa Kỳ
Cuộc cách mạng công nghiệp bất động sản Mỹ được phát triển rầm rộ hơn sau thế chiến thứ II nhằm đáp ứng quá trình đô thị hóa đang phát triển mạnh mẽ trên khắp các tiểu bang trên cả nước. Hàng loạt các công ty xây dựng, thiết kế, đo đạc và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho bất động sản được thành lập. Tuy nhiên, câu chuyện thiếu hụt nguồn nhân lực đã không xảy ra vì: Có sự kết hợp tam giác giữa Chính phủ (bằng các đạo luật nhằm khuyến khích, hỗ trợ và quản lý) - Các trường đại học, cao đẳng (tích cực đào tạo và bám sát các nhu cầu của thị trường để từ đó đưa ra các giáo trình phù hợp) - Doanh nghiệp (tiếp nhận, đánh giá và phản hồi về nhà trường kết quả làm việc của sinh viên).
Vậy ở Mỹ các nhà tuyển dụng dựa vào tiêu chí nào để tuyển chọn nhân sự? Tất nhiên, các nhà tuyển dụng ở Mỹ có xu hướng chỉ tuyển chọn các ứng viên đã tốt nghiệp cao đẳng hay đại học chuyên ngành bất động sản (candidates with college courses or a college degree in real estate), Hầu hết, các môn học chính như: quản lý, điều hành, luật, tài chính bất động sản, Marketing, phân tích và quản lý dữ liệu thị trường, qui trình vận hành thị trường bất động sản và hàng loạt các môn học khác... Chính vì môi trường đào tạo như thế nên các sinh viên tốt nghiệp ở các trường chuyên ngành này đều có mặt bằng kiến thức tổng hợp khá bài bản và chất lượng. Đầu ra của các trường gần như giống nhau dù khác tiểu bang hay khác trường.
Không chỉ ở Mỹ, nhìn chung tại các nước phát triển, giáo trình đào tạo chuyên ngành BĐS cho sinh viên rất đa dạng nhằm cung cấp kiến thức tổng hợp cho sinh viên đủ để có thể ra làm việc ngay, có chất lượng đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thị trường.
Giải pháp nào cho nguồn nhân lực bất động sản Việt Nam?
Nhìn từ kinh nghiệm các nước phát triển và từ phân tích hiện trạng của Việt Nam, để sớm đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cho thị trường bất động sản đang tăng cao, rất cần có các giải pháp thật phù hợp trong bối cảnh hiện nay; trong đó đặc biệt chú trọng giải pháp đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực cho đào tạo. Tôi cho rằng có ba nhóm công việc cần sớm được thực hiện.
Thứ nhất là, thống nhất một đầu mối biên soạn giáo trình chuyên ngành bất động sản theo từng phân ngành rõ rệt, và khi biên soạn giáo trình nên phân biệt giữa kiến thức thực hành (practical knowledge) và kiến thức hàn lâm ( academic knowledge) để đưa vào đào tạo tránh tình trạng môn nào cũng học nhưng không có môn nào giỏi và làm được việc. Tránh biên soạn giáo trình dàn trải, nặng tính lý thuyết nhưng thiếu tính thực tế gây lãng phí nguồn tài nguyên của xã hội.
Thứ hai là, cần thành lập một cơ quan chuyên trách cho thị trường bất động sản như: Viện nghiên cứu và phát triển thị trường bất động sản (Research Institute for Real Estate Market Development) chẳng hạn. Viện này phải được Chính phủ thành lập và chịu trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước. Viện là nơi qui tụ các chuyên gia đầu ngành bất động sản, các nhà giáo dục ở các trường kinh tế, các chuyên gia người Việt ở nước ngoài..
Vai trò của viện chính là cầu nối giữa các Doanh nghiệp - Chính phủ - Các trường đại học, cao đẳng nhằm nghiên cứu, tư vấn, dự báo và cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho các bên để từ đó, Chính phủ sẽ có những quyết sách phù hợp, các trường sẽ điều chỉnh kịp thời nội dung giảng dạy... Các doanh nghiệp an tâm phát triển kinh doanh khi có nguồn nhân lực lành nghề được đào tạo bài bản cung ứng.
Thứ ba là, đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng trong nước với các học viện, Hiệp hội bất động sản nước ngoài như trường đại học Realtor University, CRS Hoa Kỳ chẳng hạn, để có được những giáo trình chuyên ngành bất động sản tiên tiến, chuyên nghiệp tiệm cận được với nhu cầu của thị trường… Việc liên kết phải được thực hiện dài hơi chứ không chỉ một vài khóa học cho có.
Thị trường bất động sản sẽ còn tiếp tục phát triển. Xu hướng hội nhập và nhu cầu tăng cao về nhân lực có chất lượng cho thị trường lao động Việt Nam nói chung và ngành bất động sản nói riêng sẽ còn tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới. Việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai là điều rất cần thiết. Thiết nghĩ, việc thiếu hụt nguồn nhân lực hiện nay không chỉ phó mặc cho doanh nghiệp “tự bơi” mà cần có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ thông qua các giải pháp hữu hiệu. Và khi thị trường BĐS Việt Nam phát triển bền vững sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam trong tương lai..
(*) Giảng viên Huỳnh Anh Dũng – CRS – Hoa Kỳ, Hiệu trưởng Trường Đào tạo Quốc Tế Edureal
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.