Phát triển bền vững

Thiếu vốn, doanh nghiệp không 'mặn mà' đầu tư sản xuất xanh

Đặng Hoa Thứ tư, 08/11/2017 - 17:17

Theo các chuyên gia, vốn là một thách thức lớn khiến các doanh nghiệp e ngại trong việc đầu tư tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Vốn là trở ngại lớn khiến doanh nghiệp không đầu tư cho sản xuất xanh.

Thiếu nguồn lực

Tại Hội thảo “Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững: Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp” vừa tổ chức tại Hà Nội, PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhìn nhận, tăng trưởng xanh là đổi mới mô hình tăng trưởng đi liền với tái cơ cấu nền kinh tế trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thiên nhiên.

Bên cạnh giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề xóa đói giảm nghèo, cũng như tạo động lực tăng trưởng kinh tế.

Theo ông Lý, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay là một yêu cầu cấp bách đối với phát triển kinh tế của Việt Nam, nếu như không muốn bị tụt hậu so với các nước trên thế giới và khu vực, cũng như tụt hậu với chính mình. 

Tuy nhiên, TS. Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học giáo dục tài nguyên và môi trường (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, hiện nay không có nguồn lực dành cho việc thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Chính phủ trong kế hoạch trung hạn. 

Nguồn lực của Chính phủ để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 bằng cách này hay cách khác đều liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của chương trình nghị sự 2030, đặc biệt trong đó có chương trình tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Vừa qua, Bộ kế hoạch và đầu tư cũng đã xây dựng một hướng dẫn ưu tiên đầu tư công cho các dự án liên quan đến tăng trưởng xanh (không mang tính bắt buộc), dành cho các bộ, ngành địa phương trong quá trình phân bổ nguồn lực cho các dự án.

Bàn về vấn đề vốn cho các dự án tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết,. không chỉ các doanh nghiệp xanh, phát triển bền vững mà các doanh nghiệp như điện than, các dự án BOT giao thông cũng gặp phải vấn đề về vốn. 

"Có thể thấy rằng nếu một doanh nghiệp không có vốn thì vẫn có thể tay không bắt giặc, nhận các dự án BOT nhờ vào nguồn vốn xã hội từ các ngân hàng tín dụng. Trước đây, ngân hàng sẵn sàng đầu tư hàng triệu tỷ đồng cho các doanh nghiệp phát triển các dự án BOT thì chẳng có lý do gì họ không thể đầu tư vào các doanh nghiệp xanh phát triển bền vững. Nhà nước cần đưa ra những chính sách, thể chế để yêu cầu các ngân hàng cấp vốn tín dụng cho các dự án này” ông Nam nói.

Theo ông Nam, Việt Nam cần tập trung nguồn lực phát triển các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, làm nền tảng cho các ngành khác phát triển. Đặc biệt, vốn xanh nên tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến môi trường như nông nghiệp, lâm nghiệp, và đặc biệt là thủy điện.

Bên cạnh những cơ hội như phân khúc khách hàng lớn đối với các sản phẩm xanh và cơ hội tiếp cận các thị trường khó tính quốc tế, xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều thách thức.

Quy trình sản xuất xanh không hút doanh nghiệp

Các chuyên gia cho biết, hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu tăng trưởng xanh, dẫn đến sự e ngại trong tiếp cận quy trình sản xuất xanh. 

Theo một khảo sát của Đại học Bách khoa TP.HCM công bố vào cuối năm 2016: Có tới 70% doanh nghiệp không nghe đến chứng nhận nhãn xanh Việt Nam, hơn 50% doanh nghiệp không quan tâm đến biến đổi khí hậu và 60% doanh nghiệp không sẵn lòng đầu tư cho sản phẩm xanh.

Bên cạnh đó, những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tiếp cận xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững còn hạn chế. 

PGS.TS Nguyễn Văn Nam

Do đó, ông Nam cho rằng, vấn đề thay đổi nhận thức là hết sức quan trọng, nhưng quan trọng nhất là thay đổi của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách. Việt Nam cần có các hành động thiết thực và quyết liệt hơn thay vì chỉ đưa ra nghị quyết để các doanh nghiệp hướng vào phát triển xanh, hướng vào công nghiệp số. 

Phát triển bền vững - Mối liên hệ hữu cơ giữa nền kinh tế và doanh nghiệp

Phát triển bền vững - Mối liên hệ hữu cơ giữa nền kinh tế và doanh nghiệp

Leader talk -  7 năm
Đã có nhiều ví dụ cho thấy, những công ty đã bị giảm độ tăng trưởng, hoặc rơi vào khủng hoảng bởi sự phát triển thiếu bền vững của họ...trong đó có các vấn đề về luật pháp, xã hội, môi trường....
Phát triển bền vững - Mối liên hệ hữu cơ giữa nền kinh tế và doanh nghiệp

Phát triển bền vững - Mối liên hệ hữu cơ giữa nền kinh tế và doanh nghiệp

Leader talk -  7 năm
Đã có nhiều ví dụ cho thấy, những công ty đã bị giảm độ tăng trưởng, hoặc rơi vào khủng hoảng bởi sự phát triển thiếu bền vững của họ...trong đó có các vấn đề về luật pháp, xã hội, môi trường....
Hé lộ những 'tay chơi' đầu tiên trên thị trường carbon Việt Nam

Hé lộ những 'tay chơi' đầu tiên trên thị trường carbon Việt Nam

Phát triển bền vững -  23 giờ

Thị trường carbon mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp triển khai và kiếm lợi nhuận từ các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính.

Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng

Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng

Phát triển bền vững -  2 ngày

Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.

Giao thông công cộng 'zero‑carbon': Bài học Paris cho Hà Nội, TP. HCM

Giao thông công cộng 'zero‑carbon': Bài học Paris cho Hà Nội, TP. HCM

Phát triển bền vững -  3 ngày

Hà Nội và TP. HCM, đang đứng trước cơ hội lớn để tái cấu trúc hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh và bền vững. Kinh nghiệm của Paris có thể giúp biến cơ hội thành hiện thực.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  1 tuần

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Phát triển bền vững -  1 tuần

Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.

'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng

'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng

Doanh nghiệp -  9 phút

Đều nhấn mạnh việc mở rộng thị trường, song mỗi doanh nghiệp xây dựng đều chọn một hướng đi riêng phù hợp với thế mạnh và tầm nhìn dài hạn.

Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt

Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Người Việt đang hướng tới sống chất lượng, khỏe mạnh, ý nghĩa và độc lập về tài chính, chứ không đơn thuần là kéo dài tuổi thọ.

Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan

Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan

Tiêu điểm -  2 giờ

ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.

VinFast tung chương trình 'thu xăng - đổi điện' ưu đãi lên đến 100 triệu đồng/xe

VinFast tung chương trình 'thu xăng - đổi điện' ưu đãi lên đến 100 triệu đồng/xe

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tiếp nối chuỗi hành động thiết thực và ý nghĩa của chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh lần 3”, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy người tiêu dùng chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, VinFast công bố chương trình “Thu xăng - đổi điện” với ưu đãi hấp dẫn lên tới 100 triệu đồng/xe. Chính sách “lợi chồng lợi” chưa từng có trên thị trường được áp dụng tại tất cả các đại lý VinFast trên toàn quốc từ ngày 24/06/2025.

Ai đã chi ra gần 4.200 tỷ đồng mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Kinh Bắc?

Ai đã chi ra gần 4.200 tỷ đồng mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ của Kinh Bắc?

Doanh nghiệp -  4 giờ

Sau 2 đợt, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc đã bán thành công hơn 174,1 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 70% tổng số cổ phiếu chào bán ban đầu.

TCBS chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ

TCBS chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ

Tài chính -  5 giờ

Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.

Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?

Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?

Tiêu điểm -  5 giờ

IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.