Thỏa thuận TPP 11 sẽ được ký kết vào tháng 3 có gì khác?
Hoàng Nhân
Thứ sáu, 23/02/2018 - 12:51
Vào ngày 21/2, New Zealand đã công bố phiên bản cuối cùng của TPP-11. Theo đó, 11 nước tham gia dự kiến sẽ đặt bút ký kết vào ngày 8/3 tới tại Chi Lê.
TPP-11 đã đạt được những thỏa thuận quan trọng bên lề APEC Việt Nam 2017 vừa qua.
Trong phiên bản cuối cùng này, nhiều điều khoản đã được sửa đổi hoặc tạm hoãn nhằm gỡ bỏ bớt rào cản thương mại giữa 11 nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hơn 20 điều khoản trong phiên bản cũ, trong đó có điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ, đã được sửa đổi hoặc tạm hoãn để ra phiên bản thỏa thuận CPTPP cuối cùng giữa 11 quốc gia thành viên, không bao gồm Mỹ.
Để TPP-11 có hiệu lực, ít nhất sáu quốc gia, hay một nửa số nước phải phê chuẩn văn bản. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm ký kết đó.
Hiệp định TPP ban đầu, bao gồm cả Hoa Kỳ, yêu cầu phải có sự phê chuẩn từ sáu quốc gia chiếm ít nhất 85% tổng sản phẩm quốc nội của 12 thành viên cộng lại.
Nhưng sau khi Tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ khỏi TPP ngay sau khi ông nhậm chức vào năm ngoái, các thành viên còn lại đã hủy bỏ điều kiện tiên quyết về GDP trên, bởi khi đó, nền kinh tế Hoa Kỳ chiếm hơn 60% tổng sản lượng kinh tế.
11 quốc gia sẽ ký thỏa thuận tại Santiago, Chi Lê vào ngày 8/3 tới và chính thức đổi tên là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết ông sẽ cân nhắc lại Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu như Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận "đáng kể hơn". Thế nhưng mọi việc giờ đã quá muộn để quốc gia này có thể đàm phán một thỏa thuận mới.
Chỉ trong thời gian vài tiếng khi cuộc họp các bộ trưởng của TPP 11 diễn ra, có một điều ngày càng trở nên rõ ràng: Mỹ không còn là quốc gia dẫn đầu nền kinh tế thế giới nữa.
11 nước thành viên của Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), tên gọi mới là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ được ký kết vào tháng 3/2018, theo Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.