Tiêu điểm
Thỏi nam châm giúp hút thêm đầu tư từ châu Âu ngoài EVFTA
Minh bạch cũng như khả năng dễ dự đoán trong môi trường chính sách là yếu tố giúp Việt Nam thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài bên cạnh hiệp định EVFTA.
EVFTA mang lại niềm tin và cơ hội hiếm hoi giữa Covid-19
Sự bùng phát và diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt gây cản trở quá trình dịch chuyển sâu hơn vào chuỗi cung ứng do thương mại quốc tế bị gián đoạn.
Được phê duyệt vào tháng 6/2020 và chính thức có hiệu lực vào đầu tháng 8 này, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được nhận định là cầu nối gắn kết hai nền kinh tế giữa bối cảnh thương mại bị chia cắt bởi Covid-19 và chiến tranh thương mại.
“Chưa bao giờ, nhu cầu xây dựng các chuỗi cung ứng có trách nhiệm và an toàn lại trở nên quan trọng như hiện nay. EVFTA là nền tảng quan trọng để Việt Nam và châu Âu có thể chung tay cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng đó”, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhận định.
Đánh giá trên được đưa ra tại hội thảo “Hiệp định EVFTA và sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu trong một thế giới hậu Covid-19” tổ chức bởi Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng VCCI và EuroCham.
Ông Lộc cho rằng Việt Nam như nàng công chúa đang gặp khó khăn vì sự tàn phá của Covid-19 gặp được chàng hoàng tử EVFTA đến cứu kịp thời. EVFTA đã mang lại niềm tin và cơ hội hiếm hoi giữa mùa Covid-19 khi nhiều doanh nghiệp, như trong ngành dệt may, giày dép, thủy sản có cơ hội tiến vào những cộng đồng mới, xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch đầu tiên của Việt Nam vào châu Âu.
“Niềm tin, cơ hội bắt đầu từ những điều giản dị và đơn giản nhưng sẽ tạo ra nền tảng trong tương lai. Do đó, chúng ta cần chắt chiu những cơ hội nhỏ nhoi như vậy”, ông Lộc nhấn mạnh.
EVFTA được xem là con đường cao tốc nối Việt Nam với châu Âu, là cuộc chơi của doanh nghiệp Việt Nam với những người khổng lồ, để từ đó có thể trưởng thành và phát triển hơn.
Yếu tố quan trọng hút đầu tư châu Âu vào Việt Nam ngoài EVFTA
Theo ông Lộc, thách thức lớn nhất với Việt Nam hiện nay là phải vươn tới những chuẩn mực về thể chế, quản trị hàng đầu thế giới. Trong cuộc chơi với các doanh nghiệp châu Âu, Việt Nam phải đặt phát triển bền vững là nền tảng, đổi mới sáng tạo là động lực.
Không chỉ vậy, yêu cầu đặt ra là cải cách phải vượt lên trên những đòi hỏi từ cam kết trong hiệp định, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và cạnh tranh hơn.
Minh bạch cũng là yếu tố được ưu tiên trong quá trình quyết định đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp châu Âu. Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, ông Pier Giorgio Aliberti cho biết FDI thường gắn chặt với thương mại và quyết định đầu tư không dựa vào lý thuyết mà căn cứ vào các thông tin, bằng chứng thực tế về thị trường.
Dẫn khảo sát được thực hiện bởi Ngân hàng thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của lãnh đạo doanh nghiệp, ông Pier Giorgio Aliberti cho hay hiệp định thương mại cũng như các ưu đãi thuế quan được cân nhắc nhiều. Tuy nhiên, đáng chú ý, phần lớn doanh nghiệp cho biết sự minh bạch và khả năng dễ dự đoán của môi trường chính sách mới là yếu tố quyết định.
Đơn cử, nhiều chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam mong muốn được biết, được cập nhật các thông tư, nghị định để hiểu rõ quy định của nước sở tại nhưng trên thực tế, rất nhiều văn bản quy định lại không được thể hiện bằng tiếng Anh, dẫn đến việc tiếp cận rất hạn chế.
Theo đó, vị đại sứ cho rằng Việt Nam cần có những điều chỉnh phù hợp, đặc biệt phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định của châu Âu bởi đây là yếu tố được các nhà đầu tư từ thị trường này rất quan tâm, từ đó gia tăng cơ hội trở thành đích đến mong muốn của các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngoài ra, Việt Nam cần tìm cách tăng cường hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng như chuỗi giá trị trong nước để thu hút các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam mua sản phẩm sản xuất trong nội địa. Các doanh nghiệp cũng được khuyến nghị phải tăng cường hơn nữa vấn đề về trách nhiệm xã hội và sử dụng lao động, hướng tới phát triển bền vững.
“Khủng hoảng đặt ra những thách thức nhưng đồng thời cũng đem lại những cơ hội để chúng ta phát hiện và nắm bắt”, vị đại sứ nhấn mạnh.
Chủ tịch VCCI: EVFTA đánh thức doanh nghiệp còn trong ‘vòng tay bảo hộ’
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Giá vàng hôm nay 20/6: Cảnh báo 'bốc hơi' 16% vào cuối năm
Giá vàng hôm nay 20/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, khi thị trường quốc tế giằng co. Ngân hàng Citigroup Citigroup cảnh báo tụt mốc 3.000 USD/oz.
Tết của người làm báo trên khắp mọi miền Tổ quốc
Hội Báo 2025 quy tụ 124 cơ quan báo chí, 130 gian trưng bày, hàng trăm ấn phẩm đặc sắc cùng hàng ngàn người làm báo trên cả nước.
Sun Group được chấp thuận đầu tư mở rộng sân bay Phú Quốc
Nguồn vốn đầu tư cho dự án gần 22.000 tỷ đồng, được thực hiện trong 2 giai đoạn, kéo dài tới năm 2030. Trước đó, Sun Group cũng thành lập hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways, kết nối Phú Quốc với các trung tâm kinh tế, du lịch lớn trong nước.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.