Tài chính
Thống đốc: Các giải pháp đã giúp tỷ giá hạ nhiệt
Tỷ giá USD so với VND có thời điểm tăng 3,7% so với đầu năm, tuy nhiên, với việc điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ, giải pháp thị trường tiền tệ, tỷ giá hiện nay còn tăng 3% so với đầu năm.

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nhận định duy trì đà tăng trưởng kinh tế cao dần qua các quý trong bối cảnh khó khăn. Đây là kết quả đáng ghi nhận của Việt Nam khi so sánh với các nước trên thế giới.
Cụ thể, lạm phát nhìn chung có xu hướng giảm dần trong bối cảnh lạm phát thế giới neo ở mức cao: CPI bình quân 9 tháng tăng 3,16%, thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra (khoảng 4,5%). Tăng trưởng phục hồi tích cực, quý sau cao hơn quý trước: GDP quý 1 tăng 3,32%, quý 2 tăng 4,14%, quý 3 tăng 5,33%; tính chung 9 tháng tăng 4,24%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.
Thống đốc nhấn mạnh việc điều hành chính sách tiền tệ hết sức khó khăn trong khi thách thức do kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, duy trì lãi suất cao.
Chỉ số USD tăng cao trở lại 106, mức cao nhất từ đầu năm tới nay, Tỷ giá USD so với VND có thời điểm tăng 3,7% so với đầu năm.Tuy nhiên, với việc điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ, giải pháp thị trường tiền tệ, tỷ giá hiện nay còn tăng 3% so với đầu năm.
Thời gian gần đây, NHNN đã hút ròng gần 100.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu sau hơn 6 tháng tạm ngưng. Lý giải nguyên nhân hút tiền qua kênh tín phiếu, NHNN cho biết, USD tăng giá mạnh thời gian gần đây, hiện NHNN đang theo dõi sát thị trường ngoại tệ, đang điều hành để ổn định tỷ giá.
Sau động thái hút ròng của NHNN, tỷ giá trung tâm đã có dấu hiệu giảm mạnh vào cuối tuần qua. Kết tuần, giá USD tại Vietcombank (ngân hàng có quy mô giao dịch ngoại tệ lớn nhất hệ thống) mua - bán ở mức 24.090 – 24.460 VND/USD, giảm 70 đồng so với cuối tuần trước. Giá USD tại hầu hết ngân hàng cũng đều giảm xuống dưới mốc 24.500 đồng.
Thống đốc cho rằng trong điều hành kinh tế vĩ mô cần có cái nhìn xuyên suốt, không chỉ nhìn vào mục tiêu một năm. Việc điều hành cần nhìn vào xu hướng, những rủi ro trong thời gian tới để chủ động điều hành, tránh để lạm phát bùng lên, mất thời gian dài đưa giảm trở lại, gây hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế.
Những chính sách nới lỏng tín dụng cũng đang thúc đẩy lạm phát tăng trong những tháng gần đây. Dù lạm phát bình quân 9 tháng ở mức 3,16% nhưng đang tăng lên qua các tháng (tháng 7 tăng 0,45%; tháng 8 tăng 0,88%; tháng 9 tăng 1,08%). Lạm phát cơ bản giảm chậm, bình quân 9 tháng đầu năm tăng 4,49%.
Lạm phát có xu hướng tăng liên tục trong 3 tháng qua. Cùng với rủi ro về giá dầu, giá lương thực, tăng lương trong năm 2024 là những yếu tố cần được theo dõi sát, đánh giá kỹ lưỡng, đặc biệt là chính sách quản lý giá (tính toán mức độ, thời điểm phù hợp, lưu ý tác động vòng 2). Do vậy, cần có các giải pháp chính sách tổng thể, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô một cách bền vững, xuyên suốt.
Về tín dụng, dù đến ngày 21/9 tín dụng mới tăng 5,91% tuy nhiên với tín hiệu phục hồi của sản xuất, kinh doanh và tín dụng thường tăng cao những tháng cuối năm, chỉ số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Cùng với đó, một số gói tín dụng ưu đãi đang được triển khai tích cực. Gói tín dụng thủy sản 15.000 tỷ đồng, triển khai từ giữa tháng 7 đến nay đạt khoảng 5.500 tỷ đồng. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã có 40 dự án được công bố, tổng nhu cầu vay khoảng 16.000 tỷ đồng và các ngân hàng giải ngân khoảng gần 90 tỷ đồng.
"Nếu trong kỳ họp tháng 10 này, Quốc hội phê chuẩn Luật kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở, cho phép doanh nghiệp được mua nhà ở cho công nhân thì khả năng nhu cầu vay vốn từ gói này sẽ tăng lên", Thống đốc kỳ vọng.
Đối với các nhiệm vụ khác, trong đó có thực hiện đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu, hoàn thiện các đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém được NHNN tiếp tục chỉ đạo thực hiện theo đúng chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước có đảo chiều chính sách tiền tệ?
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.