Tiêu điểm
Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định tạm dừng thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy từ 1-2 tháng để Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan tiếp tục làm rõ mọi vấn đề, đồng thời đề xuất phương án trên cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn.

Tối 4/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan cùng với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để tìm giải pháp cho Trạm thu phí BOT Cai Lậy.
Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, tuyến tránh Cai Lậy là một trong 88 tuyến giao thông được xây dựng theo hình thức BOT. Đây là các dự án được xây dựng theo Nghị quyết 13 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 108 của Chính phủ về huy động nguồn lực ngoài xã hội để hiện đại hóa hạ tầng giao thông.
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước đã vào kiểm tra dự án này và hiện Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đang kiểm tra theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định nếu phát hiện ai có sai phạm, kể cả bộ trưởng, đều sẽ kỷ luật nghiêm khắc.
Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cho biết, cảnh sát giao thông đã ghi hình cũng như thống kê được danh sách 14 xe ở những tỉnh khác, không phải ở các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên chạy đi chạy lại qua trạm BOT Cai Lậy để gây rối.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo 3 phương án đối với tuyến tránh Cai Lậy. Sau khi lắng nghe các ý kiến đối với các phương án này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định tạm dừng thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy từ 1-2 tháng để Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan tiếp tục làm rõ mọi vấn đề, đồng thời đề xuất phương án trên cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn.
Thủ tướng nhấn mạnh có những vấn đề đúng pháp luật, đúng quy trình nhưng không phù hợp thực tiễn, không hợp lòng dân thì chúng ta vẫn phải nghiêm túc lắng nghe, cầu thị tiếp thu để sửa chữa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định chủ trương xây dựng hạ tầng giao thông theo hình thức BOT là đúng đắn và cần tiếp tục hình thức này để xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại.
Trên tinh thần đó, trong khi Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện phương án cuối cùng trình Thường trực Chính phủ quyết định, các cơ quan liên quan cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm như khai tăng khối lượng, cũng như xem lại mức phí và vị trí đặt trạm thu phí để vừa bảo đảm quyền lợi của người dân vừa góp phần thúc đẩy các dự án BOT giao thông. Kiên quyết không được để vấn đề kinh tế phát sinh thành các bất ổn xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải đánh giá tổng thể cơ chế chính sách đầu tư đối với các dự án BOT, đẩy mạnh triển khai việc thu phí không dừng ở những tuyến có điều kiện.
Sau khi Thường trực Chính phủ quyết định phương án cuối cùng đối với dự án tuyến tránh Cai Lậy, Bộ Giao thông vận tải cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức họp báo để công bố công khai, minh bạch phương án này.
Lược sử dự án BOT Cai Lậy:
Dự án BOT Cai Lậy có tổng mức đầu tư là 1.398 tỷ đồng (chưa quyết toán), nguồn vốn 100% tư nhân. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 210 tỷ đồng (Bắc Ái góp 136,5 tỷ đồng (65%); TRICO góp 73,5 tỷ đồng (35%)), chiếm 15% tổng mức đầu tư; phần còn lại là vốn vay ngân hàng.
Năm 2014: Khởi công dự án gồm phần tuyến tránh qua thị xã Cai Lậy đầu tư mới dài 12km, xây mới 7 cầu, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng và thêm phần bảo trì Quốc lộ 1 đoạn qua Cai Lậy dài 26,5km với vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng, trong đó nâng cấp 14 cầu.
Trạm thu phí ban đầu được thiết kế đặt trên quốc lộ cách vị trí hiện nay 600 m về hướng Vĩnh Long nhưng năm 2015, liên doanh đầu tư, quản lý và khai thác dự án xin điều chỉnh vị trí trạm về vị trí hiện nay với lý giải do chỗ cũ dân đông, đất thổ cư nhiều và chưa thống nhất khiếu nại đền bù và được Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang và UBND huyện Cai Lậy đã đồng ý.
Ngày 1/8/2017: Bắt đầu thu phí từ 35.000 - 180.000 đồng/lượt.
Ngày 13-14/8/2017: Xả trạm và ngừng hoạt động vì tài xế phản ứng bằng cách trả liền lẻ gây ùn tắc nhằm phản đối trạm thu phí đặt không hợp lý. Tài xế yêu cầu dời trạm thu phí vào tuyến đường tránh vì đây mới là đường được đầu tư còn tuyến Quốc lộ 1 họ đã đóng phí bảo trì hàng năm.
Ngày 16/8: Bộ Giao thông vận tải quyết định giảm mức phí còn 25.000-160.000 đồng, miễn phí cho các xã ở gần trạm thu phí nhưng trạm vẫn ngừng hoạt động.
Ngày 30/11: Thu phí trở lại từ 9h sáng sau hơn 3 tháng tạm ngừng nhưng đến trưa thì kẹt xe kéo dài vì tài xế trả tiền lẻ, buộc phải xả trạm. Sau đó lại thu phí, rồi ùn tắc và xả trạm tiếp suốt đến đêm. Tình hình căng thẳng tại đây lại một lần nữa được tái diễn.
Liên tục trong 5 ngày từ 30/11 đến 4/12, BOT Cai Lậy liên tục phải xả trạm để tránh ùn tắc, đặc biệt ngày 2/12 phải xả trạm đến 12 lần.
Con đường duy nhất để giải quyết bất ổn tại BOT Cai Lậy
Bế tắc Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới
Việc UBND tỉnh Thái Nguyên đột ngột phá vỡ cam kết liên quan đến vị trí đặt trạm thu giá dịch vụ sẽ đẩy Dự án xây dựng đường Thái Nguyên - Chợ Mới và nâng cấp Quốc lộ 3, đoạn km75 -km100 theo hình thức BOT vào tình trạng phá sản.
Dời trạm BOT Cai Lậy có khả thi?
Việc tài xế dùng tiền lẻ nhằm gây áp lực để di dời trạm thu giá về tuyến tránh khiến trạm BOT Cai Lậy nhiều lần rơi vào cảnh hỗn loạn. Có nên dời trạm thu giá và việc dời trạm có khả thi?
BOT Cai Lậy liên tục thất thủ: Có 300 tỷ việc này mới xong?
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, giải pháp cho BOT Cai Lậy là sử dụng ngân sách Nhà nước thanh toán 300 tỷ tiền đầu tư cho nhà thầu về việc nâng cấp đoạn đường cũ qua thị xã và dời trạm thu phí vào đầu đoạn đường tránh mới xây.
Gần 4.500 xe sẽ được miễn, giảm giá vé qua trạm BOT Tam Kỳ
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết vừa nhận được văn bản của UBND Quảng Nam thông báo về các phương tiện thuộc diện được miễn, giảm giá vé sử dụng đường bộ qua trạm thu phí BOT Tam Kỳ (Quảng Nam).
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, đòi hỏi báo chí cũng phải vươn lên, tự làm mới mình, theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tiếp tục dựa vào vốn ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro hệ thống
Dư nợ tín dụng đến cuối năm 2024 đã đạt mức 134% GDP. Việc phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, có thể gây hệ lụy cho nền kinh tế.
Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam: Trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã chính thức được khai mạc.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.