Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết trong 2 tuần tới

Nhật Hạ Thứ hai, 23/03/2020 - 21:33

Trong giai đoạn tới, khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất cao nhưng hiện vẫn còn tình trạng tập trung ăn nhậu nhiều tại các quán ăn, sàn nhảy, điểm vui chơi, một số nhà thờ lớn vẫn làm lễ đông người.

Cho rằng trong 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch Covid-19, tại cuộc họp hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, đề nghị các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người.

Thủ tướng cho rằng, trong giai đoạn tới, khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tình trạng tập trung ăn nhậu nhiều tại các quán ăn, sàn nhảy, điểm vui chơi, một số nhà thờ lớn vẫn làm lễ đông người.

Đây là một trong những biện pháp cấp bách, tạm thời trong lúc dịch sang giai đoạn mới.

Ngoài ra, Thủ tướng giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, yêu cầu Công an cung cấp thông tin về các trường hợp đi từ nước ngoài về từ ngày 8/3/2020 để xác định đối tượng tiếp xúc gần nhằm phân loại, xét nghiệm, cách ly.

Thủ tướng nêu rõ, sự phối hợp trong nhân dân, trong từng đường phố, từng chung cư, từng ngôi nhà và người dân rất quan trọng trong tình trạng hiện nay.

Về mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch, Thủ tướng giao Ban chỉ đạo xem xét, xử lý việc mua sắm với tinh thần công khai, minh bạch, kịp thời, làm nhanh nhưng chống tham ô, tham nhũng.

Bộ Y tế nêu tổng quát kinh phí để báo cáo với cơ quan chức năng. Thủ tướng đồng ý mở rộng xã hội hóa, đóng góp tự nguyện trong điều kiện cách ly tập trung.

Về cách ly tập trung tại khách sạn, ưu tiên cách ly đối với người nước ngoài và do đơn vị, cá nhân người nước ngoài thanh toán.

Các chuyến bay nội địa, đường sắt cũng phải được kiểm tra, xe khách cũng cần có biện pháp để chống lây truyền bệnh.

Các dịch vụ không cần thiết được yêu cầu đóng cửa trong 2 tuần tới
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp hôm nay. Ảnh: Quang Hiếu.

Bộ Y tế nhanh chóng có các phương án mua, sử dụng các loại test xét nghiệm kịp thời hơn, đồng thời, bộ có trách nhiệm khẩn trương triển khai xét nghiệm nhanh tại các khu cách ly, tại cộng đồng để sàng lọc người nhiễm Covid-19, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm.

Nếu máy xét nghiệm và test kit xét nghiệm trong nước bảo đảm chất lượng thì tập trung mua sản phẩm trong nước phục vụ công tác phòng chống dịch.

Căn cứ vào tình hình nhập cảnh, cách ly tập trung hiện nay, Bộ Y tế có ý kiến cụ thể với Bộ Quốc phòng và phân bổ cho các địa phương về số cơ sở và số lượng người cách ly tập trung để chủ động triển khai.

“Việt Nam kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch”, Thủ tướng nhấn mạnh, xử lý nghiêm các trường hợp không cách ly, không khai báo, gây hậu quả thì xử lý hình sự.

Thủ tướng nêu rõ, có 3 vòng phải làm tốt gồm tiếp tục kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh một cách quyết liệt, cả đường bộ, đường thủy, hàng không, đường sắt; tiếp tục cách ly tập trung đúng quy định quyết liệt dù tốn kém; có phương thức cách ly đặc biệt tại gia đình hoặc khu vực giám sát của ngành y tế với quy trình chặt chẽ, không để lây ra cộng đồng.

Cũng tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, giai đoạn đầu chống Covid-19, Việt Nam kiểm soát chặt nhập cảnh và áp dụng cách ly tập trung nên đã sàng lọc, phát hiện sớm, điều trị kịp thời những người nhiễm virus Corona.

Tuy nhiên, đến giai đoạn mới, việc phát hiện sớm gặp khó khăn. Từ khi dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ tới nay đã có hàng trăm chuyến bay chở hành khách nhập cảnh Việt Nam từ các quốc gia, khu vực có dịch. Những người nhập cảnh sau đó đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với hàng trăm nghìn người trong nước, nên mỗi khi phát hiện một ca nhiễm bệnh, việc truy vết để tìm ra các trường hợp nguy cơ lây nhiễm hết sức khó khăn.

Theo Phó thủ tướng, lực lượng chức năng phải dùng nhiều biện pháp, áp dụng công nghệ để xác định vị trí các trường hợp tiếp xúc với người nhiễm bệnh để cách ly, xét nghiệm.

Mới đây, Thủ tướng yêu cầu cách ly tập trung với người nhập cảnh từ tất cả các nước từ ngày 20/3, do đó, việc kiểm soát dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài bớt khó khăn hơn. Nhưng đã có hơn 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam (trong đó gần 100.000 người từ Mỹ và châu Âu).

Phó thủ tướng thông tin, thời gian tới vẫn còn người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ, chuyên gia... nên Việt Nam cần tiếp tục có hình thức cách ly phù hợp.

"Mặc dù đã chủ động tuyên truyền để người Việt Nam hạn chế về nước, nhưng nếu trong nước kiểm soát tốt dịch bệnh, sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn về. Trong số đó, không ít người có thể đã nhiễm bệnh", theo Phó thủ tướng.

"Đến nay, về cơ bản, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng phía trước còn nhiều khó khăn và không ít rủi ro", Phó thủ tướng nhận định.

Cập nhập từ Bộ Y tế tới chiều ngày 23/3, Việt Nam ghi nhận 122 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 17 trường hợp đã được điều trị khỏi và xuất viện, không ghi nhận ca tử vong.

Tinh thần chống dịch Covid-19 ở một khu nghỉ dưỡng

Tinh thần chống dịch Covid-19 ở một khu nghỉ dưỡng

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Dịch Covid-19 tại Việt Nam đang bước vào thời kỳ cao điểm nên sự chung tay của các doanh nghiệp và cộng đồng là yếu tố then chốt quyết định thành bại của cuộc chiến và cả nền kinh tế.

Vòng luẩn quẩn trong lựa chọn ứng phó với Covid-19

Vòng luẩn quẩn trong lựa chọn ứng phó với Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Các quốc gia không chỉ gặp khó khăn trong lựa chọn con đường ứng phó với dịch Covid-19 đang bùng phát khó lường mà còn "đau đầu" tìm cách giải quyết những kết quả không mong muốn trong tương lai.

Bất chấp Covid-19, các nước thúc đẩy ký kết RCEP theo kế hoạch

Bất chấp Covid-19, các nước thúc đẩy ký kết RCEP theo kế hoạch

Tiêu điểm -  4 năm

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực sẽ được ký kết chính thức vào năm nay theo kế hoạch dự kiến trước đó trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng.

Bất động sản trên đà giảm tốc kéo dài vì Covid-19

Bất động sản trên đà giảm tốc kéo dài vì Covid-19

Bất động sản -  4 năm

Thị trường bất động sản bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm và tình trạng ì ạch có thể kéo dài.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  13 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  17 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  17 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?