Tinh thần chống dịch Covid-19 ở một khu nghỉ dưỡng
Dịch Covid-19 tại Việt Nam đang bước vào thời kỳ cao điểm nên sự chung tay của các doanh nghiệp và cộng đồng là yếu tố then chốt quyết định thành bại của cuộc chiến và cả nền kinh tế.
Trong giai đoạn tới, khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất cao nhưng hiện vẫn còn tình trạng tập trung ăn nhậu nhiều tại các quán ăn, sàn nhảy, điểm vui chơi, một số nhà thờ lớn vẫn làm lễ đông người.
Cho rằng trong 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch Covid-19, tại cuộc họp hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu đóng cửa các dịch vụ không cần thiết để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, đề nghị các cơ sở thờ tự không tụ tập đông người.
Thủ tướng cho rằng, trong giai đoạn tới, khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tình trạng tập trung ăn nhậu nhiều tại các quán ăn, sàn nhảy, điểm vui chơi, một số nhà thờ lớn vẫn làm lễ đông người.
Đây là một trong những biện pháp cấp bách, tạm thời trong lúc dịch sang giai đoạn mới.
Ngoài ra, Thủ tướng giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, yêu cầu Công an cung cấp thông tin về các trường hợp đi từ nước ngoài về từ ngày 8/3/2020 để xác định đối tượng tiếp xúc gần nhằm phân loại, xét nghiệm, cách ly.
Thủ tướng nêu rõ, sự phối hợp trong nhân dân, trong từng đường phố, từng chung cư, từng ngôi nhà và người dân rất quan trọng trong tình trạng hiện nay.
Về mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch, Thủ tướng giao Ban chỉ đạo xem xét, xử lý việc mua sắm với tinh thần công khai, minh bạch, kịp thời, làm nhanh nhưng chống tham ô, tham nhũng.
Bộ Y tế nêu tổng quát kinh phí để báo cáo với cơ quan chức năng. Thủ tướng đồng ý mở rộng xã hội hóa, đóng góp tự nguyện trong điều kiện cách ly tập trung.
Về cách ly tập trung tại khách sạn, ưu tiên cách ly đối với người nước ngoài và do đơn vị, cá nhân người nước ngoài thanh toán.
Các chuyến bay nội địa, đường sắt cũng phải được kiểm tra, xe khách cũng cần có biện pháp để chống lây truyền bệnh.
Bộ Y tế nhanh chóng có các phương án mua, sử dụng các loại test xét nghiệm kịp thời hơn, đồng thời, bộ có trách nhiệm khẩn trương triển khai xét nghiệm nhanh tại các khu cách ly, tại cộng đồng để sàng lọc người nhiễm Covid-19, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm.
Nếu máy xét nghiệm và test kit xét nghiệm trong nước bảo đảm chất lượng thì tập trung mua sản phẩm trong nước phục vụ công tác phòng chống dịch.
Căn cứ vào tình hình nhập cảnh, cách ly tập trung hiện nay, Bộ Y tế có ý kiến cụ thể với Bộ Quốc phòng và phân bổ cho các địa phương về số cơ sở và số lượng người cách ly tập trung để chủ động triển khai.
“Việt Nam kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch”, Thủ tướng nhấn mạnh, xử lý nghiêm các trường hợp không cách ly, không khai báo, gây hậu quả thì xử lý hình sự.
Thủ tướng nêu rõ, có 3 vòng phải làm tốt gồm tiếp tục kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh một cách quyết liệt, cả đường bộ, đường thủy, hàng không, đường sắt; tiếp tục cách ly tập trung đúng quy định quyết liệt dù tốn kém; có phương thức cách ly đặc biệt tại gia đình hoặc khu vực giám sát của ngành y tế với quy trình chặt chẽ, không để lây ra cộng đồng.
Cũng tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, giai đoạn đầu chống Covid-19, Việt Nam kiểm soát chặt nhập cảnh và áp dụng cách ly tập trung nên đã sàng lọc, phát hiện sớm, điều trị kịp thời những người nhiễm virus Corona.
Tuy nhiên, đến giai đoạn mới, việc phát hiện sớm gặp khó khăn. Từ khi dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ tới nay đã có hàng trăm chuyến bay chở hành khách nhập cảnh Việt Nam từ các quốc gia, khu vực có dịch. Những người nhập cảnh sau đó đã đi qua nhiều địa phương, tiếp xúc với hàng trăm nghìn người trong nước, nên mỗi khi phát hiện một ca nhiễm bệnh, việc truy vết để tìm ra các trường hợp nguy cơ lây nhiễm hết sức khó khăn.
Theo Phó thủ tướng, lực lượng chức năng phải dùng nhiều biện pháp, áp dụng công nghệ để xác định vị trí các trường hợp tiếp xúc với người nhiễm bệnh để cách ly, xét nghiệm.
Mới đây, Thủ tướng yêu cầu cách ly tập trung với người nhập cảnh từ tất cả các nước từ ngày 20/3, do đó, việc kiểm soát dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài bớt khó khăn hơn. Nhưng đã có hơn 350.000 người nhập cảnh vào Việt Nam (trong đó gần 100.000 người từ Mỹ và châu Âu).
Phó thủ tướng thông tin, thời gian tới vẫn còn người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ, chuyên gia... nên Việt Nam cần tiếp tục có hình thức cách ly phù hợp.
"Mặc dù đã chủ động tuyên truyền để người Việt Nam hạn chế về nước, nhưng nếu trong nước kiểm soát tốt dịch bệnh, sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn về. Trong số đó, không ít người có thể đã nhiễm bệnh", theo Phó thủ tướng.
"Đến nay, về cơ bản, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng phía trước còn nhiều khó khăn và không ít rủi ro", Phó thủ tướng nhận định.
Cập nhập từ Bộ Y tế tới chiều ngày 23/3, Việt Nam ghi nhận 122 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 17 trường hợp đã được điều trị khỏi và xuất viện, không ghi nhận ca tử vong.
Dịch Covid-19 tại Việt Nam đang bước vào thời kỳ cao điểm nên sự chung tay của các doanh nghiệp và cộng đồng là yếu tố then chốt quyết định thành bại của cuộc chiến và cả nền kinh tế.
Các quốc gia không chỉ gặp khó khăn trong lựa chọn con đường ứng phó với dịch Covid-19 đang bùng phát khó lường mà còn "đau đầu" tìm cách giải quyết những kết quả không mong muốn trong tương lai.
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực sẽ được ký kết chính thức vào năm nay theo kế hoạch dự kiến trước đó trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng.
Thị trường bất động sản bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm và tình trạng ì ạch có thể kéo dài.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Áp lực nợ xấu cùng chi phí gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của OCB chỉ đạt xấp xỉ 900 tỷ đồng, giảm hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Nghị quyết 68, với nguyên tắc 'không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự', sẽ là chỗ dựa vững chắc, góp phần xóa bỏ những lo ngại kéo dài của cộng đồng doanh nhân.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị mới ban hành sẽ tạo bước đột phá cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian tới.
Ban quản trị chỉ nên giữ vai trò kiểm soát hoạt động của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, thay vì tự đứng ra thu phí dịch vụ và thực hiện các hoạt động quản lý vận hành toà nhà.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.