Leader talk

Thủ tướng yêu cầu ‘năm bảo đảm, ‘năm đẩy mạnh’

Nhật Hạ Thứ tư, 03/04/2024 - 17:31

Thủ tướng nhấn mạnh phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%.

Mở màn cho năm 2024, hầu hết các lĩnh vực trong quý I đều đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã tạo ra động lực tăng trưởng cho các quý tới.

Để đạt và vượt các mục tiêu năm nay, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 6,5%, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tinh thần ‘năm quyết tâm’, ‘năm bảo đảm’ và ‘năm đẩy mạnh’ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024.

‘Năm quyết tâm’ gồm quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức; quyết tâm thực hiện; quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm; quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất để thúc đẩy các động lực tăng trưởng.

Ông cũng yêu cầu cần quyết tâm hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3 vào 30/6 và hai dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/4.

Thủ tướng yêu cầu ‘năm bảo đảm, ‘năm đẩy mạnh’
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024. Ảnh: Nhật Bắc

‘Năm bảo đảm’ mà Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt gồm bảo đảm thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra;

Tiếp đến là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững.

Bên cạnh đó là bảo đảm phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch các loại thị trường, gồm thị trường hàng hóa, dịch vụ; thị trường lao động; thị trường bất động sản, thị trường vốn (ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu); thị trường khoa học công nghệ...; thúc đẩy phát triển các loại thị trường mới như thị trường tín chỉ carbon, dữ liệu…

Ngoài ra, bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024. Cuối cùng là bảo đảm ổn định chính trị, an sinh xã hội.

Cụ thể, chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, cùng với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý; đảm bảo cung ứng đủ vốn tín dụng; giám sát chặt tình hình và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu; giảm mạnh mặt bằng lãi suất cho vay; giữ ổn định thị trường ngoại tệ, vàng; thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế; tăng dự trữ ngoại hối.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, nhất là các hoạt động kinh doanh ăn uống, dịch vụ, bán lẻ xăng dầu.

Quy định gia hạn thuế, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cần khẩn trương được trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, ông cho rằng cần tăng cường bảo mật, an ninh, an toàn hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng, chứng khoán; tăng cường quản lý giá cả, thị trường; dứt khoát không để thiếu điện.

Mặt khác, Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện ‘năm đẩy mạnh’.

Đầu tiên là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Thứ hai là đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.

Đơn cử như đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; triển khai có hiệu quả Đề án 06 và Trung tâm Dữ liệu quốc gia; không tạo thêm rào cản cho người dân, doanh nghiệp; xử lý dự án tồn đọng kéo dài.

Thứ ba là đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế; xây dựng hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại; đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu hoàn thành trong tháng 4 các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…

Thứ tư là đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, củng cố và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời khẩn trương cụ thể hóa, khai thác có hiệu quả các điều ước quốc tế, thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao thành chương trình, dự án cụ thể.

Cuối cùng là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp ở tất cả các cấp, các ngành.

Kiến nghị chọn kịch bản tăng trưởng tích cực 6,5%

Kiến nghị chọn kịch bản tăng trưởng tích cực 6,5%

Tiêu điểm -  6 tháng
Trong điều kiện tình hình thế giới, trong nước chuyển biến thuận lợi hơn, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5%, trong đó quý II tăng 6,32%.
Kiến nghị chọn kịch bản tăng trưởng tích cực 6,5%

Kiến nghị chọn kịch bản tăng trưởng tích cực 6,5%

Tiêu điểm -  6 tháng
Trong điều kiện tình hình thế giới, trong nước chuyển biến thuận lợi hơn, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5%, trong đó quý II tăng 6,32%.
Kiến nghị chọn kịch bản tăng trưởng tích cực 6,5%

Kiến nghị chọn kịch bản tăng trưởng tích cực 6,5%

Tiêu điểm -  6 tháng

Trong điều kiện tình hình thế giới, trong nước chuyển biến thuận lợi hơn, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5%, trong đó quý II tăng 6,32%.

Tín dụng đầu năm 2024 tăng trưởng dương trở lại

Tín dụng đầu năm 2024 tăng trưởng dương trở lại

Tài chính -  7 tháng

Dù tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ, điểm tích cực là tín dụng đã tăng trưởng dương trở lại sau giai đoạn âm 2 tháng đầu năm.

'Bệ đỡ' giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

'Bệ đỡ' giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

Tài chính -  7 tháng

Thị trường chứng khoán dự báo sẽ khởi sắc trong năm 2024 khi được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố nền tảng từ trong nước, thế giới.

Vì sao tín dụng tăng trưởng âm tháng đầu năm?

Vì sao tín dụng tăng trưởng âm tháng đầu năm?

Tài chính -  7 tháng

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, việc tăng trưởng tín dụng âm không những có yếu tố chu kỳ mùa vụ mà còn do khó khăn của nền kinh tế.

Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển

Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển

Tiêu điểm -  5 phút

Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.

Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình

Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình

Tiêu điểm -  8 phút

Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.

Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?

Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?

Bất động sản -  24 phút

Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10

Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10

Tiêu điểm -  15 giờ

Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.

Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững

Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững

Phát triển bền vững -  16 giờ

Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.