Taxi đường dài - Thị trường còn bỏ ngỏ
Thị trường taxi đường dài ở Việt Nam dự báo sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các công ty công nghệ trong thời gian sắp tới.
Với thị trường gọi xe còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam, trong tương lai, các ông lớn trong ngành có xu hướng sẽ thực hiện những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) để hợp tác và mở rộng kinh doanh, phân chia lại thị trường.
Trong tháng 6, Công ty CP Tập đoàn Tego và Công ty Cổ phần Đi Chung đã thực hiện một thương vụ mua bán và sáp nhập, trong đó Tego được định giá 1 triệu USD sau đầu tư.
Mong muốn tìm ra một giải pháp đi lại tiện lợi, giá thành tương đối tiết kiệm, giảm ảnh hưởng của ngành giao thông vận tải đến môi trường, Đi Chung ra đời năm 2013 và là một trong những hãng xe có dịch vụ chia sẻ chuyến đi đầu tiên ở Việt Nam.
Đi Chung cung cấp các dịch vụ đa dạng tập trung vào khai thác các lãng phí trong quá trình di chuyển cho nhiều lĩnh vực như vận chuyển người, vận chuyển hàng, du lịch. Hiện tại, sau gần 10 năm hoạt động, Đi Chung đã đạt được những thành quả nhất định về thương hiệu, thị phần trong thị trường này. Sau đại dịch Covid-19, số lượng giao dịch hàng ngày của Đi Chung đã đạt gần 800 chuyến/ngày, giúp khách hàng giảm tới 70% chi phí đi lại, đồng thời tận dụng chiều rỗng của chuyến đi và giúp giảm khí thải CO2 ra môi trường.
Trong khi đó, Tego là ứng dụng gọi xe đường dài đầu tiên tại Việt Nam ra mắt vào tháng 1/2022. Với đội ngũ nhân sự trẻ, chuyên sâu về công nghệ, Tego tập trung vào một thị trường gọi xe tương đối mới và rất tiềm năng: taxi đường dài. Ngoài ra, ứng dụng Tego mang đến sự an toàn cho khách hàng khi khách hàng được bảo hiểm trọn vẹn trên mỗi chuyến đi với giá trị lên đến 250 triệu đồng.
Thêm vào đó, với sự am hiểu trong lĩnh vực công nghệ, Tego sẽ góp phần giúp Đi Chung phát huy và mở rộng thêm khi mở rộng sang lĩnh vực tài chính công nghệ trong thời gian tới.
Với những lợi thế đó, thương vụ M&A lần này sẽ giúp hai bên bổ sung lẫn nhau và cùng cất cánh.
Sau khi thương vụ M&A diễn ra, đội ngũ ban điều hành trẻ và năng nổ của Tego đã chính thức hợp nhất cùng với Đi Chung kể từ ngày 1/7/2022, đánh dấu những bước chuyển giao quyền lực điều hành đầu tiên trong mục tiêu phát triển hệ sinh thái DCMobility (hệ sinh thái vận chuyển của Đi Chung).
Với thương vụ lần này, Tego và Đi Chung đã đạt được thoả thuận SWAP trong quý 3. SWAP là hình thức hoán đổi cổ phần được định giá giá trị doanh nghiệp. Theo đó, sau đầu tư, tổng giá trị định giá cho Tego trong thương vụ này đạt giá trị 1 triệu USD.
Sau thương vụ, DCMobility sở hữu hệ sinh thái gồm 5 mô hình: DC kênh bán, Tego, DCFinance, ChungXe, Vshare. Trong đó, Đi Chung chính là kênh bán và kéo traffic của cả hệ sinh thái. Tego sẽ đóng vai trò là đơn vị cung ứng thương hiệu riêng. Và cuối cùng, DC Finance là dịch vụ tài chính cung ứng cho hoạt động mua xe, kinh doanh xe, hợp tác phát triển xe… của hệ sinh thái.
Thương vụ này đã đánh dấu nhiều bước ngoặt của Tego cả về chất và lượng. Theo đó, trong giai đoạn trước đầu tư, Tego đơn thuần là một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu di chuyển với người có phương tiện di chuyển và có đủ điều kiện kinh doanh vận tải. Nhưng sau khi được đầu tư và là một phần của hệ sinh thái DC Mobility, Tego sẽ chuyển đổi hình thức hoạt động. Từ đây, Tego không chỉ là đơn vị kết nối mà còn là một thương hiệu vận chuyển chuyên quản lý giá và chất lượng di chuyển.
Sau thương vụ này, Tego và Đi Chung cũng đang cùng nhau thực hiện nhiều kế hoạch chung và dài hơi. Điển hình, Tego và Đi Chung đang lên kế hoạch trở thành thương hiệu chuyển đổi số quốc gia thông qua việc triển khai thí điểm đầu tiên tại Thành phố Hải Phòng trước khi mở rộng mô hình ra cả nước.
Thị trường taxi đường dài ở Việt Nam dự báo sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các công ty công nghệ trong thời gian sắp tới.
Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.
Sau ba năm tạm dừng, đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow chính thức hoạt động trở lại vào ngày 8/5 với 254 hành khách từ Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả mang lại của SeABank trong thực thi các tiêu chí môi trường - xã hội - quản trị (ESG) và lan tỏa tinh thần trách nhiệm tới cộng đồng.
Theo bảng xếp hạng mức độ hài lòng đối với các ngân hàng tại Việt Nam năm 2025 của Decision Lab, SHB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mức độ hài lòng nhanh nhất trong 2 năm liên tiếp, đồng thời nằm trong TOP 10 - bên cạnh nhiều cái tên như Techcombank, Vietcombank, MB, VietinBank…
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.