Thương vụ M&A đáng chú ý của thị trường gọi xe quý 2/2022

Hường Hoàng - 12:03, 04/07/2022

TheLEADERVới thị trường gọi xe còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam, trong tương lai, các ông lớn trong ngành có xu hướng sẽ thực hiện những thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) để hợp tác và mở rộng kinh doanh, phân chia lại thị trường.

Thương vụ M&A đáng chú ý của thị trường gọi xe quý 2/2022
M&A ngành giao thông vận tải vẫn tiếp tục sôi động trong thời gian tới

Trong tháng 6, Công ty CP Tập đoàn Tego và Công ty Cổ phần Đi Chung đã thực hiện một thương vụ mua bán và sáp nhập, trong đó Tego được định giá 1 triệu USD sau đầu tư.

Tego và Đi Chung: Cơ hội cùng cất cánh

Mong muốn tìm ra một giải pháp đi lại tiện lợi, giá thành tương đối tiết kiệm, giảm ảnh hưởng của ngành giao thông vận tải đến môi trường, Đi Chung ra đời năm 2013 và là một trong những hãng xe có dịch vụ chia sẻ chuyến đi đầu tiên ở Việt Nam.

Đi Chung cung cấp các dịch vụ đa dạng tập trung vào khai thác các lãng phí trong quá trình di chuyển cho nhiều lĩnh vực như vận chuyển ngườivận chuyển hàng, du lịch. Hiện tại, sau gần 10 năm hoạt động, Đi Chung đã đạt được những thành quả nhất định về thương hiệu, thị phần trong thị trường này. Sau đại dịch Covid-19, số lượng giao dịch hàng ngày của Đi Chung đã đạt gần 800 chuyến/ngày, giúp khách hàng giảm tới 70% chi phí đi lại, đồng thời tận dụng chiều rỗng của chuyến đi và giúp giảm khí thải CO2 ra môi trường.

Trong khi đó, Tego là ứng dụng gọi xe đường dài đầu tiên tại Việt Nam ra mắt vào tháng 1/2022. Với đội ngũ nhân sự trẻ, chuyên sâu về công nghệ, Tego tập trung vào một thị trường gọi xe tương đối mới và rất tiềm năng: taxi đường dài. Ngoài ra, ứng dụng Tego mang đến sự an toàn cho khách hàng khi khách hàng được bảo hiểm trọn vẹn trên mỗi chuyến đi với giá trị lên đến 250 triệu đồng.

Thương vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất trong thị phần gọi xe quý 2/2022
Ông Dương Ngô Anh (CEO của Công ty CP Tập đoàn Tego)

Thêm vào đó, với sự am hiểu trong lĩnh vực công nghệ, Tego sẽ góp phần giúp Đi Chung phát huy và mở rộng thêm khi mở rộng sang lĩnh vực tài chính công nghệ trong thời gian tới.

Với những lợi thế đó, thương vụ M&A lần này sẽ giúp hai bên bổ sung lẫn nhau và cùng cất cánh.

Sự chuyển đổi của Tego

Sau khi thương vụ M&A diễn ra, đội ngũ ban điều hành trẻ và năng nổ của Tego đã chính thức hợp nhất cùng với Đi Chung kể từ ngày 1/7/2022, đánh dấu những bước chuyển giao quyền lực điều hành đầu tiên trong mục tiêu phát triển hệ sinh thái DCMobility (hệ sinh thái vận chuyển của Đi Chung). 

Với thương vụ lần này, Tego và Đi Chung đã đạt được thoả thuận SWAP trong quý 3. SWAP là hình thức hoán đổi cổ phần được định giá giá trị doanh nghiệp. Theo đó, sau đầu tư, tổng giá trị định giá cho Tego trong thương vụ này đạt giá trị 1 triệu USD.

Sau thương vụ, DCMobility sở hữu hệ sinh thái gồm 5 mô hình: DC kênh bán, Tego, DCFinance, ChungXe, Vshare. Trong đó, Đi Chung chính là kênh bán và kéo traffic của cả hệ sinh thái. Tego sẽ đóng vai trò là đơn vị cung ứng thương hiệu riêng. Và cuối cùng, DC Finance là dịch vụ tài chính cung ứng cho hoạt động mua xe, kinh doanh xe, hợp tác phát triển xe… của hệ sinh thái.

Thương vụ này đã đánh dấu nhiều bước ngoặt của Tego cả về chất và lượng. Theo đó, trong giai đoạn trước đầu tư, Tego đơn thuần là một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu di chuyển với người có phương tiện di chuyển và có đủ điều kiện kinh doanh vận tải. Nhưng sau khi được đầu tư và là một phần của hệ sinh thái DC Mobility, Tego sẽ chuyển đổi hình thức hoạt động. Từ đây, Tego không chỉ là đơn vị kết nối mà còn là một thương hiệu vận chuyển chuyên quản lý giá và chất lượng di chuyển.

Sau thương vụ này, Tego và Đi Chung cũng đang cùng nhau thực hiện nhiều kế hoạch chung và dài hơi. Điển hình, Tego và Đi Chung đang lên kế hoạch trở thành thương hiệu chuyển đổi số quốc gia thông qua việc triển khai thí điểm đầu tiên tại Thành phố Hải Phòng trước khi mở rộng mô hình ra cả nước.