Mục tiêu tham vọng về sản xuất hydrogen
Hệ sinh thái hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo dự tính có tiềm năng đóng góp 40-45 tỷ USD hàng năm vào năm 2050.
Hydrogen không chỉ là năng lượng sạch, đóng góp hiệu quả vào chuyển dịch năng lượng công bằng mà còn có tiềm năng tạo ra tín chỉ carbon.
Công ty CP Tập đoàn The Green Solutions là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực năng lượng hydrogen, sở hữu nhà máy sản xuất hydrogen đầu tiên tại Việt Nam đặt tại tỉnh Trà Vinh. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD, sử dụng công nghệ điện phân kiềm đã được doanh nghiệp này nghiên cứu suốt 2 năm.
Quyết định tham gia vào ngành công nghiệp năng lượng mới đầy hứa hẹn, bà Huỳnh Thị Kim Quyên, Tổng giám đốc The Green Solutions, cho biết, Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển năng lượng hydrogen bền vững.
Tiềm năng đó đến từ đường bờ biển dài hơn 3 nghìn km, với nhiều "nắng, gió, nước biển", là các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra hydrogen xanh.
“Đây là cơ hội lớn mà không phải nhiều quốc gia trên thế giới có điều kiện tận dụng”, bà Quyên nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường, hydrogen được quốc tế xác định là nhiên liệu sạch trong nhiều cuộc đàm phán về khí hậu. Do đó, nhu cầu hydrogen xanh dự kiến sẽ tăng cao trong tương lai.
Tại Việt Nam, hydrogen cũng được liệt kê là biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đóng góp quốc gia tự nguyện (NDC). Đặc biệt, đây cũng là lĩnh vực được ưu tiên hợp tác với các đối tác G7 trong khuôn khổ chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP).
Bên cạnh đó, sản xuất hydrogen xanh còn có tiềm năng tạo ra tín chỉ carbon, có thể kiếm về hàng tỷ USD trong bối cảnh nhu cầu mua bán tín chỉ carbon đang ngày càng tăng cao trên toàn cầu.
Bà Quyên khẳng định, việc đầu tư phát triển hydrogen là bước tiến đúng đắn, giúp Việt Nam chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp xanh, bỏ qua giai đoạn công nghiệp nặng gây nhiều hệ lụy tới môi trường.
Dưới góc nhìn một nhà đầu tư hydrogen, bà Quyên nhìn nhận, cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu tư, nguồn nhân lực và công nghệ. Đây là cơ sở để giảm giá thành sản xuất hydrogen, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, thu hút nguồn lực tham gia vào lĩnh vực đầy tiềm năng này.
Để tạo khung chính sách cho hydrogen, vừa qua, Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng theo hướng bền vững, phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Mục tiêu của Chiến lược là phát triển hệ sinh thái năng lượng hydrogen của Việt Nam dựa trên năng lượng tái tạo, sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Từ đó, Chiến lược giúp đảm bảo an ninh năng lượng, đóng góp cho mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 cũng như mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, đảm bảo cho chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững.
Thực hiện Chiến lược, một loạt cơ chế, chính sách được đưa ra, bao gồm đa dạng hóa nguồn vốn và hình thức đầu tư để thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng như đối tác quốc tế; tăng cường đầu tư về khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực; áp dụng các công cụ thị trường; tăng cường truyền thông và hợp tác quốc tế.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU, cuối năm nay, Ủy ban châu Âu sẽ tổ chức Tuần lễ hydrogen châu Âu tại Bruxelles, Bỉ.
Doanh nghiệp tham gia sự kiện này sẽ có cơ hội mở rộng tệp khách hàng, xây dựng thương hiệu, tạo dựng mối quan hệ với chuyên gia trong ngành cũng như có thêm thông tin, hiểu biết về thị trường và xu hướng ngành trong tương lai.
Doanh nghiệp quan tâm, muốn cùng tổ chức gian hàng Việt Nam hoặc cần hỗ trợ có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Bỉ qua email be@moit.gov.vn.
Hệ sinh thái hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo dự tính có tiềm năng đóng góp 40-45 tỷ USD hàng năm vào năm 2050.
Sản xuất năng lượng từ hydrogen dự kiến có thể đóng góp trên 40 tỷ USD vào GDP mỗi năm, tạo ra hơn 40 nghìn việc làm cho nền kinh tế.
Các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam sẽ có lợi thế trong việc sản xuất hydro xanh mang lại giá trị nhiều tỷ đô mỗi năm.
Hydro xanh là một trong những giải pháp nổi bật trong tiến trình 'xanh hóa', nhưng đây vẫn là lĩnh vực mới với Việt Nam, đòi hỏi khung pháp lý toàn diện, cũng như nghiên cứu và phát triển công nghệ nhiên liệu hydro xanh.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.