Phát triển bền vững

Cơ hội tỷ đô từ hydrogen xanh

Hoàng Đông Thứ ba, 31/10/2023 - 10:27

Sản xuất năng lượng từ hydrogen dự kiến có thể đóng góp trên 40 tỷ USD vào GDP mỗi năm, tạo ra hơn 40 nghìn việc làm cho nền kinh tế.

Các chuyên gia thảo luận về thị trường hydrogen tại tọa đàm thuộc khuôn khổ diễn đàn Chuyển dịch năng lượng và phát triển ngành năng lượng Hydrogen xanh tại Việt Nam tổ chức tại NIC Hòa Lạc.

Thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại hội nghị COP26, chuyển dịch sang các nguồn năng lượng sạch được xem như một trong những nhiệm vụ cấp thiết.

Tuy nhiên, theo ông Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn SK, câu chuyện chuyển dịch năng lượng không chỉ thuộc về phạm trù chống biến đổi khí hậu, bởi năng lượng cần thiết cho tất cả các hoạt động trong nền kinh tế. Nói cách khác, chuyển dịch năng lượng cần phải đảm bảo mục tiêu khí hậu nhưng cũng phải gắn liền với hiệu quả kinh tế.

Hydrogen là giải pháp khả thi cho “mục tiêu kép” của chuyển dịch năng lượng. Đây là loại nhiên liệu đốt được sử dụng cho phát điện, vận tải. Được sản xuất bằng cách điện phân, hydrogen có thể được sử dụng như một cách thức lưu trữ năng lượng, qua đó giải quyết bài toán thiếu ổn định của hệ thống điện tái tạo.

Cơ hội tỷ đô

Khẳng định phát triển hydrogen được xem là yếu tố cấp thiết cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến năm 2050, hệ sinh thái hydro sạch có thể đóng góp 40 – 50 tỷ USD vào GDP hàng năm và tạo ra 40 – 50 nghìn việc làm cho nền kinh tế.

Bên cạnh việc sử dụng hydro để sản xuất điện trong nước, ông Markus Bissel, Trưởng hợp phần hiệu quả năng lượng của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để xuất khẩu hydro sang nước ngoài.

Lợi thế đó xuất phát từ một khung chính sách năng lượng ổn định và “hướng đến tương lai”, vị trí địa lý gần với một số khách hàng tiềm năng ở châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhu cầu năng lượng phục vụ nền kinh tế tăng cao là dư địa lớn để Việt Nam từng bước ổn định sản xuất, tiến tới xuất khẩu hydrogen.

Tuy nhiên, ông Markus Bissel cũng lưu ý, để xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới, hydrogen cần được sản xuất theo hướng “xanh”, tức là sử dụng các nguồn điện tái tạo để điện phân ra hydrogen.

Sản xuất hydrogen xanh cũng là lợi thế của Việt Nam do có tiềm năng phát triển đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo, theo ông Francois Michel, CEO Tập đoàn John Cockerill.

Đây chính là lý do để ông lớn công nghiệp đến từ Bỉ này đang làm việc với nhiều doanh nghiệp Việt Nam để thiết lập chuỗi cung ứng sản xuất hydro xanh. “Hy vọng vài tháng tới chúng tôi có thể công bố các khoản đầu tư tại Việt Nam”, ông Francois Michel cho biết.

Đồng ý với quan điểm về lợi thế của Việt Nam trong phát triển hydrogen, ông Asheesh Sastry, chuyên gia của Boston Consulting Group (BCG), cho biết, dù là quốc gia đang phát triển nhưng Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội vươn lên dẫn đầu ngành hydrogen bởi đây là lĩnh vực mới trên toàn thế giới.

Chuyên gia của BCG lưu ý, xây dựng được thị trường hydrogen trong nước đủ mạnh là bước đi tiên quyết, sau đó mới có thể tính đến hoạt động xuất khẩu. Do đó, Chính phủ cần phải có những bước đi mang tính định hướng cụ thể, khuyến khích các nhà khởi nghiệp tham gia vào cung ứng năng lượng cũng như các lĩnh vực xanh khác để tăng cường nhu cầu sử dụng hydrogen.

Từ phía một doanh nghiệp cũng đang tìm hiểu và có ý định đầu tư vào lĩnh vực hydrogen xanh tại Việt Nam, bà Ji Young Lee, Trưởng nhóm kinh doanh hydrogen toàn cầu của Tập đoàn SK, cũng khuyến nghị các cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý thông thoáng, cởi mở để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia.

Ông Đặng Hải Anh, Trưởng phòng dầu khí, Vụ Dầu khí và than, Bộ Công thương, cho biết, hiện tại, Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Dự thảo đề ra định hướng từng bước phát triển thị trường năng lượng hydrogen theo lộ trình chuyển dịch nhiên liệu, chú trọng áp dụng thử nghiệm ở một số lĩnh vực có thể tận dụng cơ sở hạ tầng hiện hữu, tiến tới đẩy mạnh phát triển hydrogen để khử carbon trong nền kinh tế và hình thành thị trường tiêu thụ hydrogen theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh đến năm 2050.

T&T Group bắt tay đối tác Hàn Quốc phát triển dự án LNG và hydrogen

T&T Group bắt tay đối tác Hàn Quốc phát triển dự án LNG và hydrogen

Doanh nghiệp -  1 năm

Tập đoàn T&T Group và Tổng công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS) sẽ hợp tác phát triển các dự án điện khí LNG tại Việt Nam, và chuyển đổi các dự án điện than đã có trong Quy hoạch điện VIII sang điện khí LNG theo chủ trương của Chính phủ.

Ba lưu ý trong phát triển hydro tại Việt Nam

Ba lưu ý trong phát triển hydro tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 năm

Hydro xanh là một trong những giải pháp nổi bật trong tiến trình 'xanh hóa', nhưng đây vẫn là lĩnh vực mới với Việt Nam, đòi hỏi khung pháp lý toàn diện, cũng như nghiên cứu và phát triển công nghệ nhiên liệu hydro xanh.

Tập đoàn hàng đầu của Bỉ sắp xây nhà máy hydrogen tại Trà Vinh

Tập đoàn hàng đầu của Bỉ sắp xây nhà máy hydrogen tại Trà Vinh

Tiêu điểm -  1 năm

Tập đoàn John Cockerill (Bỉ) đã có các buổi khảo sát, làm việc với các cơ quan bộ, ngành và một số địa phương của Việt Nam để thống nhất kế hoạch đầu tư nhà máy sản xuất than hoạt tính từ gáo dừa và các phụ phẩm từ cây dừa tại tỉnh Bến Tre, xây dựng nhà máy hydrogen tại Trà Vinh.

Năng lượng hydro xanh – ‘nhỏ nhưng có võ’

Năng lượng hydro xanh – ‘nhỏ nhưng có võ’

Phát triển bền vững -  1 năm

Đại diện UNDP nhận định, việc thực hiện thành công các mục tiêu về khí hậu của Việt Nam sẽ cần sự đóng góp vai trò tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa từ năng lượng hydro xanh, với tiềm năng sẽ phát triển trong thời gian tới.

Bất động sản nhà ở, bản lẻ hút vốn ngoại

Bất động sản nhà ở, bản lẻ hút vốn ngoại

Tiêu điểm -  48 phút

Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Doanh nghiệp -  1 giờ

Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.

Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?

Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?

Sổ tay quản trị -  1 giờ

Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?

Áp lực bủa vây gen Z: Doanh nghiệp cần làm gì để giải toả?

Áp lực bủa vây gen Z: Doanh nghiệp cần làm gì để giải toả?

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Trong kỷ nguyên công nghệ, gen Z đang phải đối mặt với áp lực thành công sớm, liên tục đáp ứng kỳ vọng xã hội và xu hướng sống thay đổi không ngừng.

Gen Z mong đợi gì ở nơi làm việc?

Gen Z mong đợi gì ở nơi làm việc?

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi môi trường linh hoạt và cơ hội phát triển bản thân liên tục.

Thấu hiểu gen Z: Chìa khoá quản trị hiệu quả nhân sự thế hệ mới

Thấu hiểu gen Z: Chìa khoá quản trị hiệu quả nhân sự thế hệ mới

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Thấu hiểu và tận dụng những thế mạnh của gen Z, các tổ chức không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn thúc đẩy thế hệ người lao động mới phát triển.