Tiêu điểm
Tiến độ triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng tại các tỉnh thành
TP.HCM trở thành ‘tấm gương tiêu biểu’ khi trong 3 ngày thực hiện Chỉ thị 16, thành phố đã triển khai giải ngân khoảng 100 tỷ đồng và hôm nay sẽ hoàn thành hỗ trợ gần 230.000 lao động tự do với mức 1,5 triệu đồng/người/lần.
Làn sóng Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam bùng phát từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm và cải thiện thu nhập của người lao động.
“Cùng với đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu thì Covid-19 còn khiến nguy cơ đứt gãy chuỗi nguồn lao động đang hiện hữu", Bộ trưởng Bộ Lao động, thể thao và xã hội đánh giá.
Trong bối cảnh đó, gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 đang cần đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Vì vậy, tại hội nghị sơ kết 6 tháng ngành lao động sáng 14/7, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhắc nhở nhiều tỉnh thành cần triển khai ngay chính sách hỗ trợ lao động, đặc biệt là lao động tự do.
Địa phương cần giảm bớt thủ tục, giấy tờ để tiền nhanh đến tay người bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Một tuần sau khi ban hành hướng dẫn thủ tục, mới có 33 tỉnh thành báo cáo về kế hoạch hỗ trợ lao động theo Nghị quyết 68, ông Dung cho biết.

Trong đó, TP.HCM trở thành ‘tấm gương tiêu biểu’ khi trong 3 ngày thực hiện Chỉ thị 16, thành phố đã triển khai giải ngân khoảng 100 tỷ đồng và hôm nay sẽ hoàn thành hỗ trợ gần 230.000 lao động tự do với mức 1,5 triệu đồng/người/lần.
Từ 15/7, TP.HCM chuyển sang hỗ trợ đối tượng người lao động có hợp đồng lao động. Dự kiến 30/7, việc hỗ trợ theo kế hoạch của thành phố sẽ hoàn thiện.
Theo đó, với công nhân lao động hoãn việc, ngừng việc không lương, doanh nghiệp sẽ tự lên danh sách rồi gửi về cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố. Cơ quan này rút ngắn thời gian thẩm định trong một ngày, thay vì hai ngày như quy định.
Với 24.000 lao động chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ cần gửi giấy yêu cầu đến BHXH để thẩm định. Nếu đủ điều kiện, thành phố sẽ chi trả qua tài khoản ngân hàng hoặc gửi về quận huyện để trực tiếp trả. Riêng 410 doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn trả lương ngừng việc từ Ngân hàng chính sách xã hội, thành phố sẽ bố trí kinh phí hơn 350 tỷ đồng.
Bên cạnh TP.HCM, các tỉnh thành khác như Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang cũng đã có kế hoạch cụ thể hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Mới nhất là Đồng Nai khi hôm nay đã ban hành quyết định hỗ trợ, trong đó có nhiều chính sách cụ thể cho lao động tự do. Tỉnh dự kiến dành khoảng 45 tỷ đồng hỗ trợ 30.000 lao động tự do, với mức 1,5 triệu đồng/ người, chi trả một lần.
Đối tượng được hỗ trợ gồm người thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa; xe ôm, xe công nghệ hai bánh; người bán lẻ vé số lưu động, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; lao động giúp việc gia đình, trong các cơ sở giáo dục mầm non; lao động trong các lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, cơ sở làm đẹp (cắt uốn tóc, nail); lao động làm việc tại các cơ sở dịch vụ phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của tỉnh từ ngày 1/5 như karaoke, quán bar, vũ trường, phòng trà, rạp chiếu phim, cơ sở massage, xông hơi, điểm kinh doanh trò chơi điện tử, phòng tập gym, fitness, biliards, yoga.
Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến trên 125.000 nguời được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 345 tỷ đồng. Riêng lao động tự do sẽ nhận 1,5 triệu một người, nếu tiếp tục mất việc được thêm 1 triệu, song không quá 3,5 triệu đồng. Tỉnh cũng hỗ trợ cho 3.500 người bán vé số với mức 750.000 đồng mỗi người, tổng kinh phí 3,2 tỷ đồng từ nguồn của công ty xổ số kiến thiết tỉnh. Ngày 15/7, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai chính sách trên toàn địa bàn.
Tại Hà Nội, bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội thành phố cho biết đã lập các tổ công tác tham mưu cho thành phố; các cấp nghiên cứu hướng dẫn thủ tục; lập đường dây nóng tiếp nhận ý kiến phản ánh của người lao động. Sở đã hoàn thiện dự thảo lần đầu, đang xin ý kiến để hoàn thiện và trình UBND thành phố ban hành.
"Trong tháng 7 sẽ hoàn thiện quy trình để triển khai chính sách hỗ trợ các nhóm thụ hưởng", bà Hương nói. Dù ngành lao động thủ đô gặp áp lực lớn khi địa bàn rộng, lao động đông, song gói hỗ trợ lần trước cũng đã chi trả được hơn 515.000 người bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, ông Dung cho rằng tốc độ triển khai của Hà Nội chậm và yêu cầu "thủ tục hành chính mức độ thôi".
Trong bối cảnh Hà Nội đã hai lần tạm dừng nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong vòng một tháng qua, ông Dung cho rằng "tinh thần không ban hành thêm thủ tục văn bản, Hà Nội cần chủ động triển khai luôn, nhất là cho nhóm lao động tự do".
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp đạt 2,42%, tỷ lệ thiếu việc làm đạt 2,6%. Riêng khu vực phi chính thức trên 60%. Lao động tự do là đối tượng bị ảnh hưởng lớn, nhất là ở những khu vực đô thị.
Làn sóng Covid-19 thứ 4 khiến 1,8 triệu người lao động rơi vào tình trạng không có việc làm. Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đợt dịch này đã xâm nhập và tác động vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn lao động. Một số ngành như giao thông vận tải, hàng không, du lịch, khách sạn... bị ảnh hưởng và chịu tác động mạnh mẽ hơn.
Theo thống kê, đợt dịch lần thứ 4 đã khiến 130.000 lao động của tỉnh Bắc Giang tạm thời nghỉ việc. Sau hơn 1 tháng, tới nay mới có 80.000 đã đi làm trở lại.
Về khu vực phía nam, trong 2 tuần qua, nhiều tỉnh, thành như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là TP.HCM có tới 1,6 triệu lao động, Bình Dương có 1,2 triệu, Đồng Nai có 1 triệu lao động bị tác động lớn.
Tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, nhận bảo hiểm thất nghiệp gia tăng và nguy cơ không dừng ở đây khi nhiều nơi đang giãn cách, cách ly, tạm dừng hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
Chính phủ phê duyệt gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng chia cho 12 chính sách
Cần có chính sách hỗ trợ hệ thống bán lẻ trong mùa dịch bệnh
Hệ thống bán lẻ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mùa dịch bệnh, nhất là những ngày thực hiện giãn cách xã hội.
Chính phủ phê duyệt gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng chia cho 12 chính sách
Người lao động tự do như bán hàng rong, thu gom rác, phế liệu, bốc vác, bán lẻ vé số… gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 sẽ nhận được mức hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày.
Gói hỗ trợ Covid-19 tiếp theo dự kiến có quy mô 26.000 tỷ đồng
Gói chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do Covid-19 tiếp theo dự kiến có quy mô 26.000 tỷ đồng với nhiều nội dung mới được bổ sung so với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng trước đó.
Cần 'đội đặc nhiệm' hỗ trợ sản xuất vaccine ngừa Covid-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục và nghiên cứu lập tổ hành động với người đứng đầu có đủ thẩm quyền để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất bằng được vaccine phòng chống Covid-19 trong thời gian sớm nhất.
Bắt 2 cán bộ kiểm định kỹ thuật tại TP.HCM làm giả chứng nhận an toàn thiết bị
Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt giữ hai cán bộ, lãnh đạo thuộc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II tại TP.HCM vì cấp giấy hợp quy khống cho công trình, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Chốt thời điểm tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện tái tạo
Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình yêu cầu các bộ, ngành , địa phương tiếp tục rà soát lại các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng liên quan đến trình tự về thủ tục xây dựng, cấp phép, quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giá ưu đãi FIT.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Rộng cửa cho năng lượng tái tạo
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Tick xanh trách nhiệm: Lợi thì có, doanh nghiệp vẫn ngó lơ
Dù “tick xanh trách nhiệm” mang lại nhiều lợi thế nhưng các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp cung cấp vẫn “ngó lơ”.
Mỹ tăng thuế với Trung Quốc, cơ hội nào cho thủy sản Việt Nam?
Thủy sản Việt Nam có thể củng cố vị thế tại Hoa Kỳ nhưng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ Trung Quốc tại các thị trường khác.
Vietinbank dẫn đầu 'big 4' trong làn sóng tinh gọn, cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch
Tại đại hội cổ đông thường niên 2025, ban lãnh đạo Vietinbank đã chia sẻ kế hoạch tinh gọn hệ thống quy mô lớn.
Việt Nam trước 'suối nguồn' tài chính xanh toàn cầu, cần khai thông những gì?
Tài chính xanh được coi là “nguồn nước” nuôi dưỡng hành trình chuyển đổi, song một số nước đang phát triển như Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận dòng vốn này.
Bắt 2 cán bộ kiểm định kỹ thuật tại TP.HCM làm giả chứng nhận an toàn thiết bị
Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt giữ hai cán bộ, lãnh đạo thuộc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II tại TP.HCM vì cấp giấy hợp quy khống cho công trình, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Công viên nước Hà Nam ưu đãi giá 135 ngàn đồng mỗi vé dịp 30/4
Mùa hè 2025 tại Hà Nam hứa hẹn sẽ “nóng” hơn bao giờ hết với sự kiện mở cửa đón khách đúng vào dịp lễ 30/4 và khai trương chính thức vào ngày 10/5 của Công viên nước Sun World Hà Nam.
Thuế quan Mỹ 'gõ cửa', doanh nghiệp Việt chạy nước rút trước cuộc đàm phán quyết định
Cân bằng giữa việc đưa thông tin để ổn định tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được vị thế khi đàm phán thuế với Hoa Kỳ.
Mô hình TOD: Xu hướng mới quy hoạch đô thị trong tương lai
Mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng đang nổi lên như một xu hướng quy hoạch tất yếu, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP. HCM.
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
SeABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I năm nay đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm trước.