Tiêu điểm
Tiết giảm năng lượng tái tạo để đảm bảo an toàn điện
Tiết giảm khả năng phát các nguồn năng lượng tái tạo là bắt buộc trong bối cảnh nguồn cung thay đổi khó dự báo, nhu cầu tiêu thụ điện giảm.
Hiện nay, nguồn năng lượng tái tạo đóng góp tỷ trọng cao trong hệ thống với khoảng 23,5% nhưng khả năng phát điện phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng sơ cấp tức thời, thay đổi thường xuyên khó dự báo. Do đó, nguồn phát điện vẫn phụ thuộc vào các năng lượng truyền thống.
Tuy nhiên, các nguồn điện truyền thống như than, khí lại thường vận hành không linh hoạt khi tốc độ tăng/giảm công suất thấp, thời gian khởi động kéo dài. Cùng với đó, các nguồn thủy điện dù linh hoạt hơn lại chỉ chiếm khoảng 20% công suất hệ thống.
Đáng lưu ý là vào các thời điểm cao điểm chiều tối hàng ngày, việc cung cấp điện hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn truyền thống do lúc này toàn bộ các nguồn cung từ điện mặt trời (khoảng 12.000 – 13.000MW) đã không còn khả năng vận hành phát điện.
Nhiều thời điểm các nguồn điện phát ở khu vực miền Trung/Nam không thể phát được tối đa do các ràng buộc lưới điện truyền tải 110/220kV và cả liên kết 500kV từ miền Trung ra miền Bắc.
Chính vì vậy, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia khuyến nghị việc huy động các nguồn điện hàng ngày cần được tính toán hợp lý, cơ cấu nguồn phải đảm bảo có dự phòng để đáp ứng không những các thay đổi của phụ tải tiêu thụ điện mà còn với các thay đổi bất thường của các nguồn năng lượng tái tạo với mức độ thay đổi hàng nghìn MW trong vài giây.
Về phía nhu cầu, đại dịch Covid-19 đã làm giảm mức tiêu thụ điện. Trung bình sản lượng điện tiêu thụ tăng khoảng 10%/năm nhưng năm 2020 chỉ tăng 2,45%; các tháng đầu năm 2021 chỉ tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhu cầu tiêu thụ điện có sự chênh lệch rất lớn giữa các giờ trong ngày (chênh lệch giữa buổi trưa và tối có thể lên tới khoảng 6000 – 8000MW), giữa ngày làm việc và ngày nghỉ (ở mức khoảng 4000 – 6000MW).
Điện năng là loại hàng hóa đặc biệt, được sản xuất và cung ứng theo nguyên tắc tổng cung tương ứng tổng cầu. Nếu không đảm bảo được nguyên tắc này, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cảnh báo việc cung cấp điện sẽ không được đảm bảo, hệ thống điện quốc gia đối mặt với các sự cố nguy hiểm gây mất điện trên diện rộng, thậm chí tan rã cả hệ thống.
Với các vấn đề trên, việc tiết giảm khả năng phát các nguồn năng lượng tái tạo là bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cung cấp điện.
Thay đổi linh hoạt để thích ứng
Trong dịp Tết nguyên đán 2021 – thời kỳ nhu cầu sử dụng điện giảm nhất trong năm, có những thời điểm phải tiết giảm đến xấp xỉ 8.000MW nguồn điện mặt trời, điện gió, trong đó có khoảng gần 3.500MW điện mặt trời mái nhà.
Trong thời gian tới, hiện tượng thừa nguồn, quá tải lưới điện gây tiết giảm năng lượng tái tạo được đánh giá sẽ tiếp tục xuất hiện, như giai đoạn tháng 7 – 9 khi miền Bắc bước vào thời kỳ lũ chính vụ của các hồ thủy điện, giai đoạn tháng 10 – 12 khi các nguồn điện gió vào vận hành đủ theo quy hoạch, đồng thời đang trong giai đoạn mùa lũ miền Trung – Nam.
Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia kiến nghị cần giám sát và nâng cao chất lượng dự báo nguồn năng lượng tái tạo, đề xuất/ phối hợp dịch chuyển giờ cao điểm các nguồn thủy điện nhỏ.
Bên cạnh đó, lập lịch vận hành tối ưu biểu đồ phát các nguồn truyền thống (than, khí, thủy điện) trong đó có việc thực hiện ngừng linh hoạt, kịp thời các nguồn nhiệt điện chạy khí; chấp nhận huy động các nguồn chạy dầu vào cao điểm chiều đáp ứng nhu cầu phụ tải dù sẽ có thể dẫn đến tăng thêm chi phí hệ thống.
Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cũng đề xuất thay đổi linh hoạt kết dây trên hệ thống nhằm tối đa khả năng hấp thụ năng lượng tái tạo, tính toán đề xuất các công trình lưới điện cần đẩy nhanh tiến độ để tăng khả năng giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo.
Thông điệp rõ ràng từ các nhà đầu tư năng lượng tái tạo
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.