Tiêu điểm
Tín hiệu bùng nổ từ bán lẻ và tiêu dùng sau 6 tháng
Nhờ hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là sự bùng nổ của du lịch nội địa trong quý II năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nửa đầu năm nay có quy mô cũng như tốc độ tăng cao nhất trong 5 năm qua.

Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 6 tiếp tục đà phục hồi tích cực ở tất cả các ngành, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước đạt 471,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, con số trên đã nâng lên 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 1,9%).
Trong đó, quý I tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước và quý II bứt phá 19,5% (đóng góp hơn 51% vào tổng doanh thu trong nửa đầu năm nay).

Doanh thu du lịch lữ hành ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất trong các hoạt động thương mại và dịch vụ trong nửa đầu năm nay, khi đạt 8,6 nghìn tỷ đồng, tăng 94% so với cùng kỳ năm 2021.
Kết quả trên là nhờ hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là sự bùng nổ của du lịch nội địa trong quý II năm nay khi tăng 312,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Khánh Hòa là thành phố có doanh thu du lịch lữ hành tăng mạnh nhất với 628%; tiếp theo là Cần Thơ tăng 184%, Hà Nội tăng 129%, Đà Nẵng tăng 98%; Quảng Nam tăng 68%, TP.HCM tăng 49%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống 6 tháng qua đạt gần 269 nghìn tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè nên doanh thu của ngành này trong tháng 6 tăng 80% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, Cần Thơ ghi nhận doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất cả nước với 52%. Một số địa phương cũng tăng trưởng 2 con số gồm Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Đà Nẵng.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng qua đạt gần 2.174 nghìn tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và giá bán hàng hóa vừa qua tiếp tục tăng khi giá nhiên liệu tăng cao.
Một số địa phương ghi nhận doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước gồm Bình Dương (13%), Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, TP.HCM.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nửa đầu năm nay có quy mô cũng như tốc độ tăng cao nhất trong 5 năm qua và tăng 14,4% so với 6 tháng đầu năm 2019 – thời điểm chưa có dịch Covid-19.
Do nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tăng cao sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, bên hoạt động thương mại và dịch vụ được ‘vực dậy’, vận tải hành khách gần đây cũng khôi mục mạnh mẽ. Số lượt hành khách vận chuyển trong tháng 6 tăng 80% và luân chuyển tăng 126%.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, vận chuyển hành khách tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hành khách tăng 15,2%.
Trong đó, vận tải trong nước đạt 1.880,3 triệu lượt khách, tăng 6,2%; vận tải ngoài nước có sự phục hồi tích cực với 697,6 nghìn lượt khác, gấp 11,5 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, ngành hàng không đang phục hồi mạnh mẽ nhất trong nửa đầu năm nay khi ghi nhận 20,3 triệu lượt khách, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 21,4 tỷ hành khách.km, tăng 79%.
Nhờ Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại, khách quốc tế đến Việt Nam cũng đang ghi nhận những tín hiệu tích cực đầu tiên khi tháng 6 có 236,7 nghìn lượt người, tăng 26,8% so với tháng trước và gấp 32,9 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 92,9% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm chưa có dịch Covid-19.
Cụ thể, khách đến bằng đường hàng không đạt 523,9 nghìn lượt người, chiếm 87% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 9,4 lần so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 78 nghìn lượt người, gấp 2,4 lần; bằng đường biển đạt 124 lượt người, giảm 42,6%.

Làm mới du lịch Đà Nẵng bằng những ý tưởng bị bỏ quên
Du lịch nội địa đang bùng nổ trở lại nhưng doanh nghiệp cảnh báo nếu tự mãn Đà Nẵng sẽ tụt hậu.
Hiện thực hoá tầm nhìn về một cường quốc du lịch
Những doanh nghiệp lớn sẽ đóng vai trò dẫn dắt quá trình phục hồi của ngành du lịch cũng như hiện thực hoá tham vọng biến Việt Nam trở thành một cường quốc du lịch.
Hoá giải thách thức đầu tư bất động sản du lịch Thanh Hoá
Du lịch Thanh Hóa đang đứng trước cơ hội “đổi đời” nhờ sự góp mặt của những doanh nghiệp tiên phong có tầm nhìn chiến lược.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.