Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ carbon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.
Nghị định nêu, ERPA là thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, được ký ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (cơ quan thực hiện chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ) và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD); Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế chuyển giao lại cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khoảng 95% lượng giảm phát thải ký kết và lượng bổ sung (nếu có) để sử dụng cho đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.
Chuyển nhượng kết quả giảm phát thải là việc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chuyển quyền sở hữu lượng giảm phát thải khí nhà kính từ rừng tự nhiên cho Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp (FCPF) ủy thác qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế theo ERPA (gồm lượng giảm phát thải ký kết 10,3 triệu tấn CO và lượng giảm phát thải bổ sung tối đa 5 triệu tấn CO2 (nếu có).
Với thỏa thuận này, Việt Nam sẽ chuyển nhượng lượng giảm phát thải giai đoạn 2018-2024 cho FCPF với tổng số tiền là 51,5 triệu USD. Các tỉnh thực hiện gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Về định mức chi giảm phát thải khí nhà kính, Nghị định quy định, đối với khoán bảo vệ rừng, mức khoán tối thiểu bằng mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tối đa không lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng theo đối tượng nhận khoán trên cùng địa bàn cấp tỉnh. Mức cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định.
Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, định mức hỗ trợ là 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm. Nghị định 107/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 28/12/2022.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thay mặt Chính phủ và các chủ rừng là đại diện chủ sở hữu, quản lý và sử dụng kết quả giảm phát thải từ rừng tự nhiên tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian thực hiện ERPA.
Ngoài lượng giảm phát thải đã ký kết theo ERPA, trường hợp Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế có nhu cầu mua thêm lượng giảm phát thải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài chính, UBND 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và các cơ quan liên quan xây dựng phương án chuyển nhượng, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét quyết định.
Năm 2021 được xem là năm bản lề khi Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Nhiệm vụ này càng được đặt vào trọng tâm hơn nữa trong các hành động, quyết sách của Thủ tướng trước cam kết đưa phát thải ròng về "0" tại Hội nghị COP26.
Ít lâu sau đó, Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã được thành lập. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo lần đầu tiên vào đầu năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc thực hiện các cam kết tại COP26 là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược.
Giai đoạn trước, phát triển thị trường carbon trong nước được coi là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên theo nội dung Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương năm 2013, kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris (Thủ tướng ban hành năm 2016), đồng thời được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và được Quốc hội khóa XIV thông qua.
Tiếp đó, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã có ý kiến về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon Việt nam. Khi đề án chính thức được phê duyệt sẽ là cơ sở vững chắc để cụ thể hóa các bước đi tiếp theo, cách tiếp cận và huy động nguồn lực, đảm bảo một lộ trình phù hợp, minh bạch cho việc giảm phát thải cho từng lĩnh vực.
Đầu năm 2022, Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Theo đó, các lĩnh vực phải kiểm kê bao gồm: năng lượng và các quá trình công nghiệp (1662 cơ sở), giao thông vận tải (70 cơ sở), xây dựng (104 cơ sở) và chất thải (76 cơ sở).
Theo Văn phòng Sản xuất và tiêu dùng bền vững (Bộ Công thương), để đạt được mục tiêu giảm phát thải, tín chỉ carbon được đánh giá là một công cụ hiệu quả để tạo nguồn thu tài chính, đồng thời tăng cơ hội tiếp cận công nghệ carbon thấp.
Hiện trên thế giới có hơn 81 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng hoặc lên kế hoạch áp dụng công cụ này. Trên phạm vi toàn cầu, tổng lượng khí CO2 được kiểm soát ước tính tương đương 12 tỷ tấn. Thị trường mua bán tín chỉ carbon tính riêng năm 2019 lên đến 45 tỷ USD. Đây là hướng đi tiềm năng cho các nước đang phát triển như Việt Nam.
Theo các chuyên gia, tiềm năng tạo tín chỉ carbon của nước ta ước tính 57 triệu tín chỉ. Nếu định giá 5 USD/tín chỉ có thể tạo thêm nguồn thu ngân sách mỗi năm hàng triệu USD.
Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được Thủ tướng phê duyệt trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Trong đó, lộ trình chia theo 2 giai đoạn từ nay đến hết năm 2025 và từ năm 2026 đến hết năm 2030. Từ năm 2026 đến hết năm 2030 sẽ thực hiện các biện pháp thực hiện giảm nhẹ phát thải theo kế hoạch.
Để thực hiện các quy định trên, hơn 1.900 doanh nghiệp (thuộc các ngành công thương, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường) sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước 31/3/2023.
Tiếp đó, các doanh nghiệp tổ chức thực hiện kiểm kê, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi gửi UBND cấp tỉnh trước ngày 31/3/2025 để thẩm định; hoàn thiện báo cáo kết quả gửi Bộ Tài nguyên và môi trường trước ngày 1/12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.
Thị trường carbon là một cơ chế tạo nguồn lực để thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa carbon, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam.
Trên thị trường carbon sẽ có hai mặt hàng, thứ nhất là hạn ngạch phát thải khí nhà kính, thứ hai là tín chỉ các-bon. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính thì các doanh nghiệp sẽ được Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với các bộ ngành tổ chức phân bổ để thực hiện trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030.
Còn tín chỉ carbon sẽ là kết quả triển khai chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi. Khi thực hiện các chương trình, dự án được thẩm định thì đúng với lượng giảm phát thải nhà kính sẽ quy ra tín chỉ carbon, thường là 1 tấn CO2 tương đương bằng 1 tín chỉ carbon trên thị trường carbon quốc tế.
Theo TS. Nguyễn Phương Nam, chuyên gia cao cấp về các vấn đề liên quan đến môi trường, thị trường carbon về ngắn hạn có thể có tác động tiêu cực, tuy nhiên trong dài hạn, nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
"Về dài hạn, doanh nghiệp sẽ huy động được tín dụng xanh, trái phiếu xanh, có được uy tín trên thị trường không chỉ ở trong nước mà quốc tế. Thế giới sẽ ghi nhận đây là doanh nghiệp lớn mạnh và có xác định lâu dài, bảo đảm được khả năng hợp tác phát triển. Do đó, hạn ngạch phát thải trong dài hạn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có định hướng phát triển lâu dài".
(Nguồn chinhphu.vn)
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.