Tín hiệu tích cực từ dòng vốn FDI

Nhật Hạ Thứ năm, 29/06/2023 - 08:49

Dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh vào tháng 6. Đáng chú ý, vốn FDI rót vào TP. Hà Nội nửa đầu năm nay tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay đạt gần 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến ngày 20/6/2023.

Cụ thể, đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 1.293 dự án mới, tăng 71,9% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký mới đạt hơn 6,49 tỷ USD, tăng 31,3%.

Trong khi đó, có 632 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 30% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 2,93 tỷ USD, giảm mạnh 57%.

Góp vốn mua cổ phần có 1.594 lượt, giảm 6,6% so với cùng kỳ. Tổng giá trị vốn góp đạt gần 4 tỷ USD, tăng 76,8%.

Theo báo cáo khác của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tốc độ tăng số dự án mới lớn hơn tốc độ tăng tổng vốn đầu tư, điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam vừa đưa ra các quyết định đầu tư mới; các tập đoàn lớn hiện đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Các dự án FDI có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD chiếm tới gần 70% số dự án mới, song tổng vốn đầu tư chỉ chiếm gần 2,2% tổng vốn đầu tư đăng ký mới trong 5 tháng.

Trong 6 tháng đầu năm, theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 18/21 ngành lĩnh vực, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu. Ngành hoạt động tài chính, ngân hàng đứng thứ hai. Tiếp theo là kinh doanh bất động sản (thu hút FDI vào ngành này giảm mạnh hơn 51% so với cùng kỳ năm trước); hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (tăng 54,4%).

Dấu hiệu tích cực từ dòng vốn FDI

Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 29,3%) và điều chỉnh vốn (chiếm 55%). Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn mua cổ phần (chiếm 43%).

Theo đối tác đầu tư, 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, với Singapore dẫn đầu. Theo sau là Nhật Bản và Trung Quốc.

Dấu hiệu tích cực từ dòng vốn FDI 1

Theo số lượng dự án, Trung Quốc dẫn đầu cả về số dự án mới (chiếm 18%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,4%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 29%).

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 52 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó Hà Nội vươn lên vị trí dẫn đầu (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021). Tiếp theo là TP.HCM, Bắc Giang.

Dấu hiệu tích cực từ dòng vốn FDI 2

Nếu xét về số dự án, TP.HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (39%), số lượt dự án điều chỉnh (25%) và góp vốn mua cổ phần (65,4%).

Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…) như Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng…

Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt hơn 120,44 tỷ USD, giảm 12,7% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 119,5 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ, chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu của khu vực này ước đạt hơn 99,5 tỷ USD, giảm 17% so cùng kỳ và chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 20,9 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 20 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 10,3 tỷ USD.

Được biết, tín hiệu thực tế còn tích cực hơn nhiều so với báo cáo của bộ, số liệu trên chưa bao gồm các dự án được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong tuần cuối cùng của tháng 6. 

Đơn cử như dự án tỷ đô, ngày 26/6, UBND TP. Hải Phòng đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho Dự án LG Innotek Hải Phòng, với vốn tăng thêm hơn 1 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 2,051 tỷ USD.

Số dự án FDI mới trong tháng 5 tăng mạnh nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ

Số dự án FDI mới trong tháng 5 tăng mạnh nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ

Tiêu điểm -  1 năm
Tháng 5 ước tính có hơn 550 dự án FDI mới đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, gần hơn 2 lần so với tháng trước. Tuy nhiên, do chủ yếu đều là dự án có quy mô nhỏ nên tổng vốn đầu tư chỉ cao hơn gần 7%.
Số dự án FDI mới trong tháng 5 tăng mạnh nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ

Số dự án FDI mới trong tháng 5 tăng mạnh nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ

Tiêu điểm -  1 năm
Tháng 5 ước tính có hơn 550 dự án FDI mới đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, gần hơn 2 lần so với tháng trước. Tuy nhiên, do chủ yếu đều là dự án có quy mô nhỏ nên tổng vốn đầu tư chỉ cao hơn gần 7%.
Vì đâu Quảng Trị kém hấp dẫn hút vốn FDI?

Vì đâu Quảng Trị kém hấp dẫn hút vốn FDI?

Tiêu điểm -  1 năm

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Trị còn khá hạn chế so với nhiều địa phương khác trong khu vực và cả nước, chưa tương xứng với các tiềm năng, lợi thế sẵn có.

Số dự án FDI mới trong tháng 5 tăng mạnh nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ

Số dự án FDI mới trong tháng 5 tăng mạnh nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ

Tiêu điểm -  1 năm

Tháng 5 ước tính có hơn 550 dự án FDI mới đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, gần hơn 2 lần so với tháng trước. Tuy nhiên, do chủ yếu đều là dự án có quy mô nhỏ nên tổng vốn đầu tư chỉ cao hơn gần 7%.

Chuyên gia kinh tế: Bắc Giang là một cạnh quan trọng trong 'tam giác FDI' mới phía Bắc

Chuyên gia kinh tế: Bắc Giang là một cạnh quan trọng trong "tam giác FDI" mới phía Bắc

Tiêu điểm -  1 năm

Cùng với Bắc Ninh và Thái Nguyên, Bắc Giang đang hội tụ nhiều yếu tố để trở thành "thủ phủ FDI" tại miền Bắc. Cơ hội đang được mở ra với nhà đầu tư vào Bắc Giang để đón trước làn sóng đầy hứa hẹn.

Bất chấp rủi ro, Việt Nam sẽ vẫn là điểm hút FDI hàng đầu

Bất chấp rủi ro, Việt Nam sẽ vẫn là điểm hút FDI hàng đầu

Leader talk -  1 năm

Chuyên gia của VinaCapital nhận định mặc dù dòng FDI vào Việt Nam sắp tới đối diện với rủi ro từ việc giảm khả năng cạnh tranh với Ấn Độ, Malaysia, hay từ chính sách thuế toàn cầu mới, Việt Nam vẫn là tiếp tục là điểm đến hàng đầu của dòng vốn này.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  1 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  16 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  18 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  18 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.