Tính giá điện một giá khó khả thi

Phương Linh Thứ tư, 15/07/2020 - 11:12

Theo nhiều chuyên gia, việc áp dụng một giá điện là khó khả thi với cơ cấu nguồn điện đang thiếu hiện nay ở Việt Nam.

Biểu giá điện bậc thang nhằm khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm điện

Tính giá điện bậc thang là phù hợp với xu hướng thế giới

Đó là quan điểm đáng chú ý của ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). 

Không phủ nhận thực trạng, biểu giá bậc thang khiến tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng vọt mùa nắng nóng, song ông Dũng cho rằng, Việt Nam vẫn nên duy trì biểu giá điện bậc thang. Đây là xu hướng chung của các nước phát triển trên thế giới.

"Gần như tất cả các nước hiện nay đều áp dụng giá điện bậc thang, bao gồm cả các nước phát triển, cũng như các nước nghèo", ông Dũng chia sẻ.

Theo vị lãnh đạo này, có hai lý do để cách tính điện này được áp dụng phổ biến. 

Thứ nhất, biểu giá điện bậc thang nhằm khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm điện. Thứ hai, việc áp dụng biểu giá điện bậc thang, người dùng ít điện sẽ trả được tính với biểu giá thấp hơn, trả tiền điện ít hơn. 

Các quốc gia duy trì chính sách giá bậc thang để khuyến khích người dân dùng tiết kiệm năng lượng.

Giá điện rẻ hơn với năng lượng tái tạo

Tại Việt Nam, mức độ điện sử dụng bình quân của người dân theo thống kê của EVN đang tăng lên. Năm 2016, bình quân mức dùng điện của hộ tiêu dùng sinh hoạt là 156 kWh một tháng, hiện tăng lên 189 kWh. 

Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập người dân tăng lên, dùng nhiều thiết bị điện hơn. Trong khi đó, điện là nguồn năng lượng không tái tạo, không khuyến khích tiêu dùng. 

Chính vì vậy, ông Dũng cho rằng: "Nếu Việt Nam tiếp tục hướng tới mục tiêu là tiết kiệm điện và hỗ trợ người nghèo thì nên tiếp tục áp dụng giá điện bậc thang. Việc tính biểu giá điện bậc thang là đi theo con đường của những nước văn minh trên thế giới".

Khó áp dụng một giá điện?

Bên cạnh nhiều ý kiến khẳng định cách tính biểu giá điện bậc thang là hợp lý và phù hợp với xu hướng chung của thế giới, cũng có không ít quan điểm cho rằng, cách tính giá điện cần được điều chỉnh lại.

Trước đó, với việc nhiều hộ khách hàng phản ánh tiền điện tăng cao do nắng nóng, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện, tiêu hao năng lượng lớn, Bộ Công thương đã nghiên cứu phương án cho phép khách hàng dùng điện sinh hoạt được lựa chọn cách tính giá điện hoặc một giá hoặc theo biểu giá bậc thang 5 bậc.

Tuy nhiên, tại Tọa đàm: “Câu chuyện chỉ số công tơ và hóa đơn tiền điện tăng cao”, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh cho rằng, việc tính một giá điện là khó khả thi với cơ cấu nguồn điện đang thiếu hiện nay ở Việt Nam.

Hiện một số nước như Singapore đang áp dụng một giá điện nhưng với giá bán lẻ rất cao, trên 24 cent một kWh, hay một số bang của Australia đang áp giá 30 cent một kWh (tương đương 4.000 đồng một kWh). 

"Mức giá điện cao như vậy không có lợi cho người nghèo, người sử dụng ít điện. Lliệu người dân có chịu được mức giá này không?", ông Sơn đặt câu hỏi.

Theo chuyên gia này, giá điện đầu ra được tính toán dựa trên cơ sở giá đầu vào và các chi phí vận hành, quản lý hệ thống. Chính phủ đang khống chế giá điện để đảm bảo an sinh xã hội và các mục tiêu phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, cách tính giá điện một giá sẽ khó giúp ngành điện phát triển bền vững, đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội.

Song theo ông Sơn, biểu giá điện bậc thang hiện nay cần sửa đổi cho hợp lý hơn với nhu cầu tiêu thụ của người dân. Theo đó, với mức tiêu dùng điện bình quân của các hộ hiện quanh ngưỡng 200 kWh một tháng, các cơ quan quản lý nên tính toán các mức giá và chia bậc thang giá điện trên cơ sở mức trung bình 200 kWh này, để phù hợp hơn với thực tế.

Cũng tại tọa đàm, lý giải nguyên nhân khiến tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh, bà Tô Lan Phương, Trưởng ban kinh doanh Tổng công ty Điện lực Hà Nội cho biết, tiêu thụ điện của khách hàng liên tục tăng tăng trong các tháng 5,6 và 7/2020.

Trong đó, tháng 5, sản lượng tiêu thụ trung bình lên gần 63tr kWh/ngày, tăng 43% sản lượng trung bình của tháng 4. Tháng 6 tiêu thụ điện tiếp tục tăng cao so với tháng 5/2020. Đặc biệt, ngày 9-6, sản lượng tiêu thụ điện đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, là 89,2 triệu kWh.

Sản lượng bình quân tháng 6 là trên 78 triệu kWh, tăng gần 25% tháng 5 và 81,72% so với cùng kỳ năm ngoái. Bước sang tháng 7, tiêu thụ điện chững lại so với tháng 6 nhưng vẫn ở mức cao.

Đáng chú ý, trong tháng 6 và 7, số lượng khách hàng dùng trên 1.000 kWh/tháng tăng hơn 1% so với trước đó. “Khách hàng sinh hoạt mà dùng trên 1.000 kWh/tháng là tiêu dùng rất nhiều”- đại diện EVN nói. Cũng trong tháng 7/2020, có 25,04% khách hàng tiêu dùng điện tăng trên 30% so với tháng 6-2020.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thời gian qua, số khách hàng phải điều chỉnh hóa đơn do sai, hỏng hóa đơn là 6.271 khách hàng, chiếm 0,022% tổng số phản ánh của khác hàng tới EVN.

Trong đó, có 519 hóa đơn phải hủy hóa đơn làm lại toàn bộ; hủy bỏ lặp lại là 3.828 khách hàng; truy thu do sai gây giảm tiền điện cho khách hàng 1.249 trường hợp và 675 trường hợp ghi sai gây tăng cho khách hàng. “Đây là sai sót không mong muốn", ông Dũng nói.

Cũng theo EVN, trong tháng 6/2020, số yêu cầu của khách hàng liên quan đến hóa đơn tiền điện là 63.441 khách hàng, chiếm 5% tổng số yêu cầu. Sau khi EVN kiểm tra thì cho thấy, số khách hàng phản ánh đúng là 419 trường hợp, chiếm 0,66% số yêu cầu liên quan đến tiền điện và chiếm 0,033% tổng số yêu cầu đến EVN.

EVN lý giải việc tiền điện tăng đột biến trong tháng 3/2020

EVN lý giải việc tiền điện tăng đột biến trong tháng 3/2020

Tiêu điểm -  4 năm
Về việc tiền điện sinh hoạt tháng 3/2020 của người dân tăng cao đột biến, EVN lý giải là do quy luật thời tiết hàng năm, kèm theo việc người dân ở nhà nhiều trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu điện tăng đột biến.
EVN lý giải việc tiền điện tăng đột biến trong tháng 3/2020

EVN lý giải việc tiền điện tăng đột biến trong tháng 3/2020

Tiêu điểm -  4 năm
Về việc tiền điện sinh hoạt tháng 3/2020 của người dân tăng cao đột biến, EVN lý giải là do quy luật thời tiết hàng năm, kèm theo việc người dân ở nhà nhiều trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu điện tăng đột biến.
Giá điện rẻ hơn với năng lượng tái tạo

Giá điện rẻ hơn với năng lượng tái tạo

Phát triển bền vững -  4 năm

Không chỉ nhận được những ưu đãi từ phía chính phủ, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo đang trỗi dậy mạnh mẽ bởi chi phí để sản xuất năng lượng tái tạo ngày càng rẻ so với những nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Quyết định 13 về giá điện mặt trời: Quá ngắn, quá thách thức

Quyết định 13 về giá điện mặt trời: Quá ngắn, quá thách thức

Phát triển bền vững -  4 năm

Mặc dù Quyết định 13 về giá mua điện mặt trời mới đây tạo thêm cơ hội phát triển loại năng lượng tái tạo này, thời hạn có hiệu lực của quyết định này được đánh giá là quá ngắn trong bối cảnh các hoạt động trì trệ vì Covid-19.

Chính thức giảm 10% giá điện vì dịch Covid-19

Chính thức giảm 10% giá điện vì dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Chính phủ vừa đồng ý với đề xuất giảm 10% giá điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 trong tháng 4, 5, 6 và điện sản xuất, kinh doanh. Dự kiến mức hỗ trợ này sẽ được tính vào hóa đơn của tháng 5, 6 và 7.

Đề xuất giảm 10% giá điện

Đề xuất giảm 10% giá điện

Tiêu điểm -  4 năm

Việc giảm giá điện sẽ áp dụng cho cả khách hàng sản xuất, hộ gia đình và cơ sở lưu trú du lịch trong quý 2.

Hai bệnh viện nghìn tỷ ở Hà Nam sẽ hoàn thành vào tháng 10/2025

Hai bệnh viện nghìn tỷ ở Hà Nam sẽ hoàn thành vào tháng 10/2025

Tiêu điểm -  1 ngày

Hai dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam được cam kết hoàn thành xây dựng vào tháng 8 và tháng 10 năm nay.

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM

Tiêu điểm -  1 ngày

Một ngày sau khi được chỉ định làm Phó bí thư thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Văn Được được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố.

Hà Nội triển khai loạt kế hoạch quan trọng trong năm 2025

Hà Nội triển khai loạt kế hoạch quan trọng trong năm 2025

Tiêu điểm -  1 ngày

Hà Nội sẽ đẩy mạnh số hoá, cải cách hành chính, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao nhất, quản lý dữ liệu và phòng chống dịch bệnh.

Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt cho điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt cho điện hạt nhân Ninh Thuận

Tiêu điểm -  1 ngày

Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Nhiệt điện LNG Thái Bình sắp khởi công

Nhiệt điện LNG Thái Bình sắp khởi công

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu chủ đầu tư dự án nhiệt điện LNG Thái Bình phối hợp các sở, ngành, địa phương thực hiện kế hoạch khởi công vào tháng 9/2025.

Khát vọng đưa Buôn Ma Thuột vươn tầm thành phố cà phê thế giới

Khát vọng đưa Buôn Ma Thuột vươn tầm thành phố cà phê thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” nhằm tôn vinh cà phê Việt Nam.

Tập đoàn PC1 sắp chào bán dự án nhà ở đầu tay

Tập đoàn PC1 sắp chào bán dự án nhà ở đầu tay

Bất động sản -  1 giờ

Từ lĩnh vực xây lắp điện, Công ty CP Tập đoàn PC1 mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản nhà ở và khu công nghiệp.

Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á

Cake tham vọng trở thành ngân hàng số hàng đầu Đông Nam Á

Tài chính -  17 giờ

Cake đã đạt 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh thu 12USD trên mỗi người dùng, tăng gấp ba lần.

Becamex IDC trước thương vụ chào bán lịch sử

Becamex IDC trước thương vụ chào bán lịch sử

Doanh nghiệp -  20 giờ

Quy mô xấp xỉ 1 tỷ USD biến kế hoạch của Becamex IDC thành thương vụ chào bán cổ phần công khai lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Thanh Hóa giao 172ha đất để thực hiện khu đô thị mới tại phường Long Anh

Thanh Hóa giao 172ha đất để thực hiện khu đô thị mới tại phường Long Anh

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Theo quyết định số 5255/QĐ- UBND, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa giao 172ha đất cho công ty thành viên thuộc Eurowindow Holding thực hiện dự án khu đô thị mới Eurowindow Light City tại phường Long Anh (TP. Thanh Hóa).

H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam

H&M muốn xây nhà máy tái chế tỷ đô tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 ngày

Tập đoàn Syre, công ty con của H&M, mong muốn xây dựng nhà máy tái chế sợi polyester tại Việt Nam, quy mô từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.

Lòng tin: Yếu tố cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp

Lòng tin: Yếu tố cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp

Tủ sách quản trị -  1 ngày

Xây dựng lòng tin giữa lãnh đạo, nhân viên và khách hàng tạo nên văn hóa tích cực, thúc đẩy hiệu quả và thành công bền vững.