Thủ tướng đề nghị dùng công nghệ xanh, sạch cho dự án lọc hóa dầu Long Sơn
Dự án tổ hợp hoá dầu miền Nam dự kiến tiếp tục được đầu tư 5,16 tỷ USD cho giai đoạn 2 với công nghệ tiên tiến theo hướng xanh, tuần hoàn.
Trong bối cảnh Tổ hợp hóa dầu miền Nam dừng hoạt động chưa hẹn ngày về, chủ đầu tư thông báo sẽ rót nửa tỷ đô để tối ưu hiệu năng, tính cạnh tranh của dự án.
Nếu tính từ khi được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam “khơi mào” bằng đề xuất với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam chuẩn bị cán mốc hai thập kỷ hình thành và phát triển, nhưng chưa thể vận hành sản xuất theo đúng kế hoạch.
Đặt tại xã Long Sơn, với công suất 1,35 triệu tấn olefin và polyolefin 1,4 triệu tấn hàng năm, sản xuất các sản phẩm hoá dầu là nguyên liệu cần thiết cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylen và các sản phẩm khác, công suất hơn 2 triệu tấn/năm, tổ hợp Hóa dầu Miền Nam được quyết định chủ trương vào năm 2008 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các đối tác nước ngoài.
Với quy mô vốn đầu tư ban đầu chỉ 3,7 tỷ USD, dự án trở thành 100% vốn của SCG - doanh nghiệp Thái Lan từ tháng 6/2018 và tổng mức đầu tư vượt 5 tỷ USD. Đồng thời, theo dự kiến, dự án vận hành toàn bộ tổ hợp vào đầu năm 2023.
Pháp nhân chủ đầu tư hiện tại - Công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn – LSP (thuộc Công ty TNHH Đại chúng Hóa dầu SCG (SCG Chemicals - SCGC) thực hiện dự án trên diện tích đất khoảng 464ha và 194ha mặt nước cho cảng biển.
Sau hơn 6 năm triển khai từ khi khởi công, dự án vận hành thương mại chính thức từ 30/9/2024 và được thông báo dừng hoạt động vào giữa tháng 10 cùng năm. Nguyên nhân, theo chủ đầu tư, là để kiểm soát tổng chi phí sản xuất kinh doanh, với kế hoạch tái khởi động dự án khi điều kiện thị trường thuận lợi hơn.
Trong thông tin tại buổi họp báo tuần trước, chủ đầu tư công bố kế hoạch rót thêm 500 triệu USD để thực hiện dự án mang tính chất cải tạo, nâng cấp hiệu năng Tổ hợp hóa dầu miền Nam.
Cụ thể, với các hạng mục chính như xây dựng bể chứa ethane nhập khẩu từ Mỹ (2 bể dung tích 50.000 tấn/bể) và cải tạo nhà máy cracking để xử lý nguyên liệu đầu vào có hàm lượng ethane cao, dự án cải tạo sẽ triển khai trong thời gian khoảng 2,5 năm – tức hoàn thành vào cuối năm 2027.
Đồng thời, việc triển khai dự án cải tạo nhằm chuyển sang sử dụng ethane sẽ giúp LSP giảm chi phí đầu vào đáng kể, nâng cao tính linh hoạt trong sản xuất và giảm thiểu phát thải khí carbon.
Kế hoạch này, thực tế đã được LSP hé mở trên website chính thức của Công ty từ giữa quý IV năm 2024. Cụ thể, trung tuần tháng 11 năm trước, số tiền LSP dự kiến rót cho kế hoạch cải tạo hạ tầng lưu trữ cho Tổ hợp lên tới khoảng 700 triệu USD với tên gọi dự án nguyên liệu ethane, thay vì 500 triệu USD như mới công bố tại họp báo.
Hiện tại, LSP cho biết đang hoàn tất các thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án.
Dự án tổ hợp hoá dầu miền Nam dự kiến tiếp tục được đầu tư 5,16 tỷ USD cho giai đoạn 2 với công nghệ tiên tiến theo hướng xanh, tuần hoàn.
Tổng lỗ lũy kế của các doanh nghiệp FDI năm 2022 trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu vượt 32.000 tỷ đồng, tăng hơn 7.340 tỷ đồng so với năm 2021.
Theo quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định là trụ cột của vùng động lực, bệ đỡ ở vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ với nhiệm vụ khai thác hết tiềm năng, lợi thế, đóng góp nhiều hơn cho vùng, cho đất nước.
Cơ chế đặc thù phục vụ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chưa cụ thể hóa danh tính chủ đầu tư như Chính phủ đề xuất.
Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng cao, nếu cải cách hiệu quả và đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới.
Đổi mới sáng tạo, công nghệ cao chính là yếu tố cốt lõi đưa đất nước vươn mình, phát triển theo chiều sâu để đạt tăng trưởng hai con số trong giai đoạn mới.
Chính phủ đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người vượt 5.000 USD vào năm nay, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và bước vào kỷ nguyên mới.
Quốc hội Việt Nam khai mạc kỳ họp bất thường, tập trung xem xét các vấn đề về tinh gọn tổ chức bộ máy, tháo gỡ các vướng mắc thể chế quan trọng.
Giới chuyên gia nhận định, những dự án có thể dung hòa nhu cầu đa thế hệ, từ thiết kế căn hộ đến hệ thống tiện ích nội – ngoại khu, sẽ ngày càng được ưa chuộng và bền vững.
Khả năng sinh lời đang là câu hỏi lớn nhất của các ngân hàng số tại Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực chứng minh về tính hiệu quả, tinh gọn và hiện đại.
Trong bối cảnh Tổ hợp hóa dầu miền Nam dừng hoạt động chưa hẹn ngày về, chủ đầu tư thông báo sẽ rót nửa tỷ đô để tối ưu hiệu năng, tính cạnh tranh của dự án.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tái diễn năm 2025 với quy mô lớn hơn. Việt Nam đứng trước cả cơ hội và thách thức khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, tác động mạnh đến xuất khẩu và đầu tư.
Thành công trong bán hàng không chỉ dựa vào năng lực cá nhân mà chủ yếu nhờ xây dựng hệ thống quy trình bán hàng chuyên nghiệp.
Cơ chế đặc thù phục vụ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chưa cụ thể hóa danh tính chủ đầu tư như Chính phủ đề xuất.
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ESG toàn diện, minh bạch thông tin và nâng cao nhận thức để đáp ứng tiêu chuẩn báo cáo ESG khắt khe toàn cầu.