Tiêu điểm
Khởi công dự án hóa dầu Long Sơn 5,4 tỷ USD sau 10 năm cấp phép
Sau 10 năm được cấp phép, Tổ hợp hóa dầu miền Nam (LSP) cũng đã chính thức được triển khai, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2022.

Lễ khởi công Tổ hợp hóa dầu miền Nam (LSP) vào sáng ngày 24/2/2018 tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đại diện PetroVietnam (PVN) và Tập đoàn SCG - chủ đầu tư chính của Dự án.
Đây là dự án nằm trong Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn (liên doanh giữa Tập đoàn SCG của Thái Lan và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN) đầu tư trên diện tích khoảng 464ha và 194ha mặt nước cho cảng biển với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 3,77 tỷ USD nhưng nay đã tăng lên 5,4 tỷ USD.
Đây cũng là tổ hợp hóa dầu được tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam với công suất sản phẩm olefin khoảng 1,6 triệu tấn/năm và các nguyên liệu khác như polyetylen, ploypropylen, công suất hơn 2 triệu tấn/năm; hướng tới thay thế các sản phẩm polyolefins hiện đang phải nhập khẩu.
Ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác, dự án sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành công nghiệp hạ nguồn như ô tô, điện tử, thiết bị điện, bao bì và các ngành dịch vụ khác của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 20.000 lao động trong quá trình xây dựng, đóng góp ngân sách hàng năm khoảng 60 triệu USD và thu hút, đào tạo, sử dụng hơn 1.000 lao động có kỹ thuật cao.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn SCG cho biết Tổ hợp hóa dầu miền Nam là dự án trọng điểm trong chiến lược mở rộng ra khu vực Asean của Tập đoàn trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chiến lược; tin rằng dự án sẽ khuyến khích đầu tư dài hạn vào những ngành công nghiệp có liên quan trong chuỗi giá trị cũng như nâng cao tiêu chuẩn cạnh tranh cùa sản phẩm, nhờ vậy giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu.
Các nhà đầu tư ban đầu trong dự án này là SCG và hai công ty nhà nước Việt Nam gồm PetroVietnam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), trong đó Tập đoàn Thái Lan là nhà đầu tư lớn nhất.
Năm 2008, Tập đoàn SCG cùng PVN và Tập đoàn Qatar Petroleum International khởi công dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn. Tuy nhiên, do giá dầu toàn cầu suy giảm mạnh vào thời điểm 2014 khiến Tập đoàn Qatar Petroleum International (QPI) rút khỏi dự án.
Sau đó, vào cuối tháng 3/2017, SCG đã mua lại toàn bộ phần vốn góp của QPI, nâng tổng số cổ phần SCG sở hữu tại dự án từ 46% lên 71%.
Trong khi đó, vào năm 2014, Vinachem cũng rời khỏi dự án và chuyển 11% cổ phần cho PVN. Theo đó, hiện nay PVN sở hữu 29% cổ phần.
SCG đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992 với nhiều lĩnh vực như xi măng, vật liệu xây dựng, hóa dầu và bao bì. Hiện tập đoàn này có 23 công ty con đang hoạt động tại Việt Nam với khoảng 8.300 nhân viên.
Một trong những thương vụ đình đám tại Việt Nam là mua lại Nhà máy xi măng Bửu Long tại Đồng Nai và mua 85% cổ phần của Công ty cổ phần Prime Group (Việt Nam) với giá gần 5.000 tỷ USD cuối năm 2012.
Tập đoàn Thái Lan muốn 'một mình một ngựa' tại dự án lọc dầu Long Sơn
VinaCapital rót 45 triệu USD vào các đợt IPO của PV Power và Lọc hóa dầu Bình Sơn
Tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn và mức định giá hợp lý của hai công ty khi tiến hành IPO đã thu hút các nhà đầu tư như VinaCapital
Tập đoàn Thái Lan muốn 'một mình một ngựa' tại dự án lọc dầu Long Sơn
Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) có thể trở thành nhà đầu tư duy nhất của khu phức hợp hóa dầu Long Sơn trị giá 5,4 tỷ USD.
'Quả ngọt' từ giấc mộng lọc hóa dầu tỷ đô
Bên cạnh những giấc mộng tỷ đô dang dở do chậm tiến độ hoặc không thể triển khai, một số dự án lọc hóa dầu tỷ đô tại Việt Nam đang cho thấy những kết quả kinh doanh đầy triển vọng.
Công ty Hàn Quốc trúng gói thầu 320 triệu USD tại dự án lọc dầu Long Sơn
Công ty Hyundai Engineering thông báo đã trúng thầu xây dựng hạ tầng cho tổ hợp nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn, Business Korea đưa tin.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.