Leader talk

Tổng bí thư: Thiếu cơ chế trọng dụng nhân tài

Nhật Hạ Thứ ba, 04/10/2022 - 12:24

Công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên có mặt còn hạn chế; chưa thật sự bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, thiếu cơ chế phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng, trọng dụng nhân tài; chưa kiểm soát tốt được quyền lực trong công tác cán bộ, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: VGP

Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 3/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, hầu hết các vấn đề cần bàn và quyết định tại hội nghị trung ương lần này đều rất cơ bản, quan trọng, nhưng cũng rất khó, phức tạp và nhạy cảm.

Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết tâm mới, quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Về phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 – 2023

Theo Tổng bí thư, việc xem xét, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 được đặt trong bối cảnh, tình hình thế giới đang có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ, vượt khỏi khả năng dự báo của các nước và các tổ chức quốc tế, đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của nước ta.

Cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine, các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước Phương Tây đối với Nga; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn; các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại Trung Quốc; thiên tai, lũ lụt, hạn hán kéo dài trên diện rộng ở Trung Quốc, các nước EU... đã làm cho chuỗi cung ứng bị gián đoạn, giá dầu thô, lương thực, thực phẩm và nhiều vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, lạm phát tăng cao đột biến ở hầu hết các quốc gia và đối tác lớn.

Ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, chúng ta tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới, nặng nề hơn: phải tiếp tục xử lý những tồn tại, yếu kém vốn có của nền kinh tế, đã tích tụ từ lâu và trầm trọng hơn do tác động của đại dịch Covid-19; kiểm soát dịch Covid-19, phòng, chống dịch cúm A, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ Châu Phi và các loại dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, trái quy luật khác; giá cả hàng hoá, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, nhất là giá xăng dầu, chi phí đầu vào, vận tải tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực và đời sống nhân dân...

Vì vậy, Tổng bí thư cho rằng, trên cơ sở nhận định, đánh giá đúng tình hình, phân tích rõ nguyên nhân, cần xác định trúng những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2023.

Ông gợi ý vấn đề cần thảo luận tại hội nghị: “Phải chăng sắp tới chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn so với thời cơ, thuận lợi cho phát triển?”

Đơn cử như: trên thực tế tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhất là trong lĩnh vực tiền tệ, giá cả, thương mại và đầu tư, tạo áp lực lớn đối với nền kinh tế nước ta, cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Chúng ta vừa phải tiếp tục ứng phó với những tác động tiêu cực từ bên ngoài, vừa phải đẩy nhanh tiến độ xử lý những hạn chế, yếu kém và những khó khăn, thách thức từ nội tại của nền kinh tế. Áp lực lạm phát, lãi suất, tỉ giá và nguy cơ suy thoái của kinh tế thế giới vẫn là thách thức lớn nhất đối với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế nước ta.

[Longform] Toàn cảnh kinh tế 9 tháng đầu năm 2022

Hoạt động sản xuất, kinh doanh tuy đã phục hồi nhưng còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do giá xăng dầu, biến động mạnh giá vật tư đầu vào, chi phí sản xuất tăng cao và thị trường xuất, nhập khẩu bị thu hẹp.

Đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn, tỉ lệ giải ngân chưa có chuyển biến đáng kể. Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Công tác tư tưởng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.

Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân vẫn phải đối mặt với thực tế thiếu nhân lực, thuốc và vật tư y tế. Tình trạng dịch bệnh, thiên tai, bão lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, bất thường. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là công nhân, lao động tự do ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn; công tác bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới...

Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nội dung của dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia trình Quốc hội xác định định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và việc phân bố, tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng mang tính chiến lược trên toàn lãnh thổ quốc gia, bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

Theo Tổng bí thư, đây là công việc lần đầu tiên chúng ta làm, rất mới, rất khó, chưa có kinh nghiệm, song rất quan trọng và cấp thiết, các bộ, các ngành, các địa phương hiện đang rất mong đợi.

Do đó, ông đề nghị tập trung nghiên cứu thật kỹ các tài liệu, thảo luận thật sôi nổi, sâu sắc những vấn đề nêu trong Tờ trình của Ban cán sự đảng Chính phủ, tạo sự thống nhất cao đối với dự thảo Kết luận của Trung ương về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, góp phần thiết thực cho việc lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nói riêng và các quy hoạch phát triển của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước nói chung.

Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trung tâm, quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trong hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm vừa qua (2011 – 2021), quá trình không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đạt bình quân 6,17%/năm, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực với tỉ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ vào GDP đạt khoảng 72,7% năm 2020, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Các đột phá chiến lược chưa có sự bứt phá. Tăng trưởng kinh tế không đạt được mục tiêu chiến lược đề ra, tốc độ có xu hướng giảm dần theo chu kỳ 10 năm. Nội lực của nền kinh tế còn yếu; năng lực độc lập, tự chủ thấp, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năng suất lao động thấp và chậm được cải thiện.

Khu vực kinh tế tư nhân trong nước chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá; doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế.

Quá trình đô thị hoá cũng chưa đồng bộ, chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới. Các vấn đề về phát triển văn hoá, xã hội, con người, bảo vệ môi trường cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đồng bộ với phát triển kinh tế...

Chính vì vậy, Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Trong bối cảnh mới, để thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam "Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao", đến năm 2045 "Trở thành nước phát triển, thu nhập cao", cần phải "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo".

Hội nghị lần này sẽ xem xét, ban hành Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới

Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được nhận thức đúng đắn hơn và phát huy mạnh mẽ hơn, coi đây là cốt lõi của vấn đề đổi mới hệ thống chính trị. Về kinh tế, đó là quyền được tự do sản xuất kinh doanh ở tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm; quyền sở hữu hợp pháp tài sản và quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ; mọi tiềm năng, nhiệt tình, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân được phát huy...

Về chính trị, đó là quyền dân chủ trong bầu cử, ứng cử, đề cử; trong thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng các dự án luật; là sinh hoạt dân chủ trong các cơ quan dân cử, các đoàn thể xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng; là quyền con người, quyền công dân ngày càng được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn...

Tuy nhiên, bước vào giai đoạn phát triển mới, trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định sự cần thiết tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; coi đây "là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị".

Tổng bí thư khẳng định, đây là vấn đề rất cơ bản, rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm, hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của chế độ, sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ông đề nghị Trung ương nghiên cứu thật kỹ các tài liệu, thảo luận, đánh giá một cách khách quan, khoa học về những kết quả, thành tựu đã đạt được; đồng thời phân tích sâu sắc những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu và những nhiệm vụ và giải pháp.

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

Bên cạnh những kết quả, thành tựu và bài học kinh nghiệm thành công đã đạt được, Tổng bí thư cũng cho rằng cần khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân được rút ra trong quá trình tổng kết để sớm khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại như: Nhận thức lý luận về phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng còn có những vấn đề chưa thật rõ.

Việc đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành các nghị quyết của Đảng, thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng thành luật pháp, chính sách của Nhà nước chuyển biến chưa thật sự rõ nét; vẫn còn tình trạng chất lượng một số văn bản chưa sát thực tế; tổ chức thực hiện nghị quyết chưa nghiêm; cách thức tổ chức quán triệt nghị quyết còn ít đổi mới.

Việc hoàn thiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị; phân cấp, phân quyền, phân công, phối hợp giữa các cấp, các ngành; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị còn chậm và lúng túng, nhất là trong việc xử lý tình trạng không rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc của Đảng trong công tác lãnh đạo, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; vẫn còn tình trạng bao biện, áp đặt, làm thay hoặc né tránh, sợ trách nhiệm, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng.

Công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên có mặt còn hạn chế; chưa thật sự bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, thiếu cơ chế phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng, trọng dụng nhân tài; chưa kiểm soát tốt được quyền lực trong công tác cán bộ; một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp còn thiếu gương mẫu, ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng.

Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng tuy đã có nhiều đổi mới và có đột phá trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; chất lượng, hiệu quả chưa đều ở các cấp, việc tự kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế...

Tổng bí thư: Làm rõ vì sao đất đai chưa là nội lực quan trọng của kinh tế

Tổng bí thư: Làm rõ vì sao đất đai chưa là nội lực quan trọng của kinh tế

Leader talk -  2 năm
“Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội?”. Đây là một trong những vấn đề mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII tập trung làm rõ.
Tổng bí thư: Làm rõ vì sao đất đai chưa là nội lực quan trọng của kinh tế

Tổng bí thư: Làm rõ vì sao đất đai chưa là nội lực quan trọng của kinh tế

Leader talk -  2 năm
“Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội?”. Đây là một trong những vấn đề mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII tập trung làm rõ.
Tổng bí thư: Làm rõ vì sao đất đai chưa là nội lực quan trọng của kinh tế

Tổng bí thư: Làm rõ vì sao đất đai chưa là nội lực quan trọng của kinh tế

Leader talk -  2 năm

“Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội?”. Đây là một trong những vấn đề mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII tập trung làm rõ.

Tổng bí thư nhấn mạnh 5 định hướng cho phát triển kinh tế xã hội năm 2022

Tổng bí thư nhấn mạnh 5 định hướng cho phát triển kinh tế xã hội năm 2022

Tiêu điểm -  2 năm

Năm 2022, cùng với toàn thế giới, Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với “Kẻ thù vô hình – Covid-19”. Do đó phải đổi mới, sáng tạo hơn; Chính phủ, chính quyền các địa phương càng phải liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân càng phải đoàn kết... Chỉ có như vậy mới có thể hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022.

Tổng bí thư: ‘Có giải pháp bảo vệ, tránh đổ vỡ các tập đoàn kinh tế lớn’

Tổng bí thư: ‘Có giải pháp bảo vệ, tránh đổ vỡ các tập đoàn kinh tế lớn’

Leader talk -  3 năm

Cần có giải pháp bảo vệ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế, cũng như tránh sự đổ vỡ của các tập đoàn kinh tế lớn (cả nhà nước và tư nhân), có thể dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền trong nền kinh tế. Đồng thời không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới, theo Tổng bí thư.

Tổng Bí thư đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Tổng Bí thư đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Tiêu điểm -  3 năm

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dự phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa XV triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  2 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  4 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  4 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.