Leader talk
Tổng bí thư: ‘Có giải pháp bảo vệ, tránh đổ vỡ các tập đoàn kinh tế lớn’
Cần có giải pháp bảo vệ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế, cũng như tránh sự đổ vỡ của các tập đoàn kinh tế lớn (cả nhà nước và tư nhân), có thể dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền trong nền kinh tế. Đồng thời không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới, theo Tổng bí thư.

“Đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, có thể còn tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định tại hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) ngày 7/10.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh, việc học tập, nhất là học trực tuyến của học sinh, sinh viên và đời sống của người lao động trên hầu hết các lĩnh vực gặp nhiều khó khăn; không ít doanh nghiệp phải dừng hoạt động, thậm chí bị giải thể, phá sản. Nợ xấu ngân hàng có khả năng tăng cao; tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường lao động, ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư kinh doanh.
Đời sống của người dân, sức chống chịu của người lao động ở vùng dịch bị ảnh hưởng rất nặng nề; nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp về tâm lý, tâm trạng xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Trong 9 tháng qua, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 1,82% so với cùng kỳ... Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề bởi đợt bùng phát dịch lần thứ 4, kinh tế quý III tăng trưởng âm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020, làm cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm chỉ đạt 1,42%, là mức thấp nhất từ năm 2000 đến nay; dự báo cả năm chỉ đạt khoảng 3%, thấp xa so với mục tiêu Quốc hội đề ra (6%).
"Dự báo không hoàn thành được nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2021", theo Tổng bí thư.
Phân tích nguyên nhân, Tổng bí thư nêu bên cạnh tác động của dịch bệnh là chủ yếu, cũng có nguyên nhân chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh; có lúc, có nơi còn lơ là, chủ quan, bị động, lúng túng hoặc cứng nhắc, thiếu thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các tình huống cụ thể, đột xuất.
Ông cũng nêu rõ còn hạn chế, bất cập trong dự báo, phân tích tình hình để xây dựng và triển khai thực hiện có bài bản các phương án ngắn hạn cũng như dài hạn, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Dự báo trong năm 2022, tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở Việt Nam còn diễn biến phức tạp, khó lường; có thể còn bùng phát các đợt dịch mới với những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết.
Thế giới khó có thể kiểm soát dịch bệnh một cách tuyệt đối; do đó cần phải có chính sách, biện pháp phù hợp để phòng, chống, "thích ứng an toàn, linh hoạt" hoặc "sống chung" với dịch bệnh.
Vì vậy, Tổng bí thư đặc biệt nhấn mạnh: từ bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế đúc rút được thời gian qua, cần phải đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn hơn về phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh để xây dựng các phương án, kịch bản phù hợp.
Các phương án, kịch bản này sẽ được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2022 sao cho sát hợp, khả thi nhất có thể.
Xây dựng kịch bản tăng trưởng mới cho thời kỳ hậu Covid-19
Tổng bí thư nêu rõ: trong những tháng cuối năm 2021, cần phải khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp hơn với thực tế tình hình hiện nay và có tính khả thi cao. Phấn đấu kiểm soát về cơ bản được dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc trong thời gian sớm nhất có thể để khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022 và chủ trương, định hướng phòng, chống dịch trong tình hình mới, Tổng bí thư nêu rõ cần kịp thời điều chỉnh chính sách tài chính - tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, phục hồi sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, lao động, nhất là ở các địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài, thúc đẩy xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công và đầu tư tư nhân.
Tập trung ưu tiên bổ sung, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn, xử lý có hiệu quả các vấn đề tồn đọng, các nút thắt và điểm nghẽn cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu lại một số ngành, lĩnh vực quan trọng và doanh nghiệp đang bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19, như thương mại, dịch vụ, hàng không, du lịch... để thích ứng với trạng thái bình thường mới, tạo nền tảng cho giai đoạn phục hồi các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp này từ năm 2022 trở đi. Chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án lớn, trọng điểm quốc gia.
Đồng thời, Tổng bí thư cho rằng cần có giải pháp bảo vệ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế, cũng như tránh sự đổ vỡ của các tập đoàn kinh tế lớn (cả nhà nước và tư nhân), có thể dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền trong nền kinh tế; không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới cũng như quá trình tái cấu trúc chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Tổng bí thư nhấn mạnh việc sớm nghiên cứu, xây dựng kịch bản tăng trưởng mới cho thời kỳ hậu Covid-19, các giải pháp tổng thể kích thích nền kinh tế, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động, không để suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn.
Đồng thời yêu cầu tiếp tục rà soát, tính toán kỹ lưỡng, chuẩn xác hoá lại các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để trình Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm đáp ứng yêu cầu vừa tiếp tục phòng, chống, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Tập trung ưu tiên thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Đồng thời xử lý những hạn chế, yếu kém tồn đọng từ lâu của nền kinh tế, nhất là trong việc giải ngân vốn đầu tư công; cải cách doanh nghiệp nhà nước và xử lý vấn đề các dự án thua lỗ lớn, chậm tiến độ kéo dài; các ngân hàng thương mại mua bắt buộc 0 đồng...
Bên cạnh đó, ông cũng cho biết Ban Chấp hành Trung ương đồng tình về cơ bản với mục tiêu tổng quát và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2022 do Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất, trong đó có việc lùi thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XII).
Tổng Bí thư đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026
Năm 2021 có thể tăng trưởng âm nếu chậm mở cửa
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, với lợi thế là nền tảng vĩ mô ổn định cùng sự phục hồi trên thị trường toàn cầu, nếu nền kinh tế được mở cửa, các ngành chế biến, chế tạo và thương mại sẽ phục hồi nhanh, tạo đà tăng trưởng cho quý IV/2021 và năm 2022.
Xuất khẩu nhiều mặt hàng có nguy cơ mất đà tăng trưởng
Đa số các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chậm lại đáng kể trong tháng 9 do chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19. Đặc biệt là thủy sản đã mất đi 2/3 đà tăng trưởng xuất khẩu trước đó từ 7% trong 8 tháng đầu năm xuống còn tăng 2,4% trong 9 tháng. Giày dép giảm từ 16% xuống còn 10%.
Tín dụng 9 tháng tăng trưởng 7,17%
Tổng cục thống kê đánh giá tín dụng đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2021. Trước đó, cùng kỳ năm 2020, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 4,99%.
ADB: Đợt dịch Covid-19 thứ tư kéo triển vọng tăng trưởng từ 6,7% xuống 3,8%
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại do sự bùng phát trở lại của Covid-19 làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp.
Quan hệ báo chí và doanh nghiệp: Có tiền được làm phiền thiên hạ?
Mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm và phức tạp, liệu có cơ hội để trở thành những người bạn, đối tác bền vững?
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên
Tròn một thế kỷ qua, báo chí cách mạng nước ta đã có bước trưởng thành nhanh chóng, mạnh mẽ, vững chắc trở thành một bộ phận quan trọng, xung kích trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta.
CEO SSI Digital: Cá lớn khó 'nuốt' cá bé ở thị trường tài sản số
So với chứng khoán, tài sản số dường như có nhiều "luật chơi" khác biệt, từ điều kiện vốn thành lập sàn giao dịch, tư duy quản lý cho tới vận hành.
Báo chí cách mạng Việt Nam: 'Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin'
Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao du lịch Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Thuật quản trị của tổng giám đốc Viteccons Phan Huy Vĩnh
Dấn thân bằng bản lĩnh, phát triển trên nền tảng đạo đức nghề nghiệp đã giúp Viteccons khẳng định uy tín trong ngành xây dựng và không ngừng mở rộng các phân khúc mới.
Dầu khí Nam Sông Hậu gánh nợ nghìn tỷ trước thềm hủy niêm yết
Dầu khí Nam Sông Hậu đang “oằn mình” dưới gánh nặng nợ hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, BIDV hiện là chủ nợ lớn nhất với tổng dư nợ lên đến 4.300 tỷ đồng.
Áp lực đằng sau đà bơm tiền của ngân hàng vào nền kinh tế
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.
Quan hệ báo chí và doanh nghiệp: Có tiền được làm phiền thiên hạ?
Mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm và phức tạp, liệu có cơ hội để trở thành những người bạn, đối tác bền vững?
Vietnam Airlines và TP. Hà Nội tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác
Tiếp nối mối quan hệ hợp tác hiệu quả trong những năm qua, Vietnam Airlines và UBND TP. Hà Nội vừa ký biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 – 2030.
Giá vàng hôm nay 21/6: Dự báo giá vàng tuần tới 23-27/6/25
Giá vàng hôm nay 21/6 tăng nhẹ 200 - 300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, khi thị trường quốc tế vẫn giằng co. Dự báo giá vàng tuần tới phân hoá mạnh.
Ra mắt Tạp chí Hàng không
Ngày 19/6/2025, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam và ban biên tập đã chính thức ra mắt Tạp chí Hàng không.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức tinh gọn hệ thống chi nhánh khu vực
Các Ngân hàng Nhà nước khu vực chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7, đồng bộ với hệ thống chính quyền địa phương mới.