Tiêu điểm
Tổng bí thư nhấn mạnh 5 định hướng cho phát triển kinh tế xã hội năm 2022
Năm 2022, cùng với toàn thế giới, Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với “Kẻ thù vô hình – Covid-19”. Do đó phải đổi mới, sáng tạo hơn; Chính phủ, chính quyền các địa phương càng phải liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân càng phải đoàn kết... Chỉ có như vậy mới có thể hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022.

Tại hội nghị đầu tiên của năm 2022 giữa Chính phủ với các địa phương ngày 5/1, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh 5 định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Thứ nhất, cần tiếp tục theo dõi sát sao, nắm chắc các diễn biến của tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước, đặc biệt là nguy cơ từ các biến chủng mới để kịp thời có chính sách, biện pháp ứng phó phù hợp.
Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 đã được ban hành cần được tập trung ưu tiên thực hiện để sớm thực sự thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022.
Tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine. Bảo đảm đủ vaccine, thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch.
Thứ hai, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cần được tập trung thực hiện có hiệu quả, gắn với thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn; tạo chuyển biến mạnh hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn... và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ ba, quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hoá hài hoà và ngang tầm với phát triển kinh tế, xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn. Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; quản lý chặt chẽ thuốc chữa bệnh, vật tư, thiết bị y tế; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hoá, nhất là ở các khu công nghiệp, khu đô thị mới; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hoá tốt đẹp.
Xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống và quan tâm hơn đến việc phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ tư, tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ.
Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ trung ương đến địa phương.
Xây dựng Chính phủ, chính quyền các địa phương thật sự trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hoá, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, phải có chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, ráo riết, có kết quả cụ thể các nghị quyết, quyết định của Trung ương về vấn đề này, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII và Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, xã hội quan tâm.
Theo Tổng bí thư, trong 2 năm 2020 - 2021 vừa qua và năm 2022 - 2023 tới đây, cùng với toàn thế giới, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với "Kẻ thù vô hình - Covid-19".
“Để có thể chiến thắng đại dịch, giữ gìn, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, trước hết là mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, chúng ta lâu nay đã đổi mới, sáng tạo thì tới đây càng phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa; Nhà nước ta nói chung, Chính phủ, chính quyền các địa phương nói riêng lâu nay đã liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì tới đây càng phải liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn nữa; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thì tới đây càng phải đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa”, Tổng bí thư nhấn mạnh.
“Chỉ có như vậy mới có thể hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hùng cường”, theo ông.
Cũng tại hội nghị, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể diễn biến phức tạp hơn và sức chống chịu của người dân, doanh nghiệp giảm sút, năm nay cần tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế.
Chính phủ xác định ba trọng tâm trong năm nay, gồm khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu, giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn lực hợp tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược. Cùng đó là Chính phủ ưu tiên khôi phục, ổn định thị trường lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống người dân.

Một số chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2022 đã được Quốc hội chốt giao vào kỳ họp cuối năm ngoái, gồm GDP tăng 6 – 6,5%; GDP bình quân đầu người là 3.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,5 – 25,8%; CPI bình quân tăng 4%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 5,5%.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh Covid-19 phức tạp, một trong số giải pháp là thu hút các nguồn lực, nhất là từ xu hướng tăng trưởng xanh và phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Những dự án hạ tầng trọng điểm có tính kết nối vùng, liên vùng sẽ được đẩy nhanh trong năm nay, như dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành...
Theo ông Khải, "Chúng ta phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công. Đầu tư công sẽ dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp, nhất là hợp tác đối tác công tư".
Chính phủ sẽ xử lý cơ cấu lại hai ngân hàng thương mại yếu kém trong năm 2022; xây dựng phương án xử lý các ngân hàng yếu kém còn lại và các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả. Đồng thời, ngân sách Nhà nước sẽ được cơ cấu lại, tăng quản lý nợ công.
"Năm 2022 còn nhiều thách thức, khó lường, sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân giảm sút, nếu không kiểm soát dịch bệnh cơ bản, sẽ tác động đến phục hồi, tăng trưởng, rủi ro lạm phát... đòi hỏi sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ", Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Nếu tính GDP theo tiêu chí 'xanh", kinh tế Việt Nam chưa chắc đã tăng trưởng
Nếu tính GDP theo tiêu chí 'xanh", kinh tế Việt Nam chưa chắc đã tăng trưởng
Chỉ số GDP là một chỉ số rất “thô”, thể hiện được sự tăng trưởng của nền kinh tế nhưng những cá thể trong nền kinh tế đó lại không cảm nhận được sự tăng trưởng.
GDP năm 2021 tăng 2,58%, thấp nhất trong một thập kỷ
Những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đã khiến tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua.
HSBC: GDP của Việt Nam có thể lấy lại mốc 6,8% trong năm 2022
Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ lấy lại mốc 6,8% chủ yếu nhờ đầu tư FDI tăng mạnh, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất.
Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6 – 6,5%
Cùng với mức lạm phát bình quân 4%, đây là nội dung chính của Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 mà Quốc hội vừa thông qua.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.