Tổng giám đốc IMF nói về ba đột phá quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu

Linh Lan Thứ tư, 04/10/2017 - 10:01

Tiền ảo, các mô hình trung gian tài chính mới và trí tuệ nhân tạo là ba đổi mới đã thay đổi hoàn toàn hệ thống tài chính thế giới

Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde.

20 năm trước, Chính phủ Anh đã có một quyết định mang tính lịch sử: cho phép Ngân hàng trung ương Anh (BoA) tự do thiết lập và điều chỉnh lãi suất.

Tại buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày chính thức hoạt động độc lập của ngân hàng này, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde đã có một bài phát biểu chúc mừng BoA và ông Mark Carney - Thống đốc vì đã góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế của Vương quốc Anh.

Trong bài phát biểu của mình, bà đề cập đến ba sự đột phá trong hệ thống tài chính toàn cầu, bao gồm: các loại tiền tệ ảo, các mô hình trung gian tài chính mới và trí tuệ nhân tạo.

Tiền ảo

"Các loại tiền tệ ảo như Bitcoin hầu như không mang đến thách thức nào đáng kể đối với tiền tệ thông thường bởi chúng quá dễ bay hơi, quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, việc loại bỏ tiền tệ ảo là điều không khôn ngoan".

Bà Christine Lagarde cho rằng, các loại tiền tệ ảo nằm trong một danh mục khác so với các loại hình thanh toán kỹ thuật số hoặc các loại tiền tệ hiện tại, bởi chúng cung cấp đơn vị tài khoản và hệ thống thanh toán riêng. Các hệ thống này cho phép các giao dịch ngang giá mà không có trung tâm bù trừ, và cũng không có ngân hàng trung ương.

Hiện tại, các loại tiền tệ ảo như Bitcoin hầu như không mang đến thách thức nào đáng kể đối với các loại tiền tệ thông thường và các ngân hàng trung ương, bởi chúng quá dễ bay hơi, quá nguy hiểm và các công nghệ lõi chưa được mở rộng.

"Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, việc loại bỏ tiền tệ ảo là điều không khôn ngoan", bà nói.

Bà lấy ví dụ về những quốc gia có đồng tiền không ổn định, thay vì áp dụng tiền tệ của một quốc gia khác, như đồng đô la Mỹ, những nước này có thể sử dụng các loại tiền tệ ảo. Đây được gọi là tình trạng đô la hóa 2.0.

Người dân có thể giữ tiền ảo thay vì tiền giấy hay tiền xu bởi trong tương lai, giao dịch tiền ảo sẽ trở nên ổn định, dễ dàng và an toàn hơn do việc phát hành rất minh bạch, được điều chỉnh bởi quy tắc đáng tin cậy, một thuật toán có thể giám sát, hoặc thậm chí là một "quy tắc thông minh" có thể phản ánh sự thay đổi của các tình huống kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, tiền ảo cũng cung cấp hình thức dịch vụ thanh toán tốt hơn.

Hãy quan sát nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ thanh toán mới tại các quốc gia nơi mà nền kinh tế dịch vụ đang phát triển.

Bốn đô la cho lời khuyên làm vườn từ một phụ nữ ở New Zealand, ba euro cho một bản dịch chuyên nghiệp một bài thơ tiếng Nhật, hay 3 Nhân dân tệ cho một giờ sử dụng xe đạp chia sẻ ở Trung Quốc: những khoản thanh toán này có thể được thực hiện dễ dàng bằng thẻ tín dụng và các hình thức thanh toán điện tử khác nhưng lại bị tính phí cao với các giao dịch qua biên giới.

Thay vào đó, người tiêu dùng có thể sẽ thích sử dụng dịch vụ thanh toán tiền ảo, vì sự tiện lợi, không có rủi ro thanh toán, không chậm trễ bù trừ, không phải đăng ký trung tâm và không có trung gian kiểm tra tài khoản và danh tính. Nếu các đồng tiền ảo được phát hành riêng lẻ vẫn có rủi ro và không ổn định, người mua thậm chí có thể đến các ngân hàng trung ương để cung cấp các hình thức đấu thầu hợp pháp.

Mô hình trung gian tài chính mới

Mô hình trung gian tài chính mới có khả năng sẽ thay thế các dịch vụ ngân hàng. Mô hình này sẽ tạo ra thế giới của những sản phẩm có chu kỳ 6 tháng và được cập nhật liên tục với giao diện đơn giản và tin cậy về bảo mật. Tại thế giới đó sẽ không cần bất kì văn phòng hay chi nhánh nào hết. Câu hỏi đặt ra là liệu chính sách tiền tệ sẽ được vận hành như thế nào trong bối cảnh đó?

"Mô hình trung gian tài chính mới có khả năng sẽ thay thế các dịch vụ ngân hàng"

Ngân hàng Trung ương Anh đang dẫn đầu xu thế này với các đại lý môi giới lớn và trung tâm thanh toán bù trừ đối tác. Theo truyền thống, các nhà quản lý sẽ tập trung vào việc giám sát các thực thể được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, khi các nhà cung cấp dịch vụ mới xuất hiện dưới hình thức mới, việc quản lý hiển nhiên sẽ thay đổi theo hướng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý còn phải tiếp tục tập trung hơn nữa, từ các tổ chức tài chính sang hoạt động tài chính và thậm chí có thể trở thành các chuyên gia để đánh giá tính lành mạnh và sự an toàn của các thuật toán phần mềm.

Việc hợp tác sẽ phần nào giúp các vấn đề trên được giải quyết dễ dàng hơn. Đó có thể là việc đối thoại giữa những nhà quản lý có kinh nghiệm và những nhà quản lý mới chỉ bắt đầu giải quyết vấn đề, giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư và các công ty dịch vụ tài chính. Thậm chí, nó có thể là cuộc đối thoại giữa các quốc gia.

Việc chạm tới biên giới quốc gia sẽ rất quan trọng khi quy định mở rộng từ các tổ chức trong nước đến các hoạt động không biên giới, từ chi nhánh ngân hàng địa phương tới các giao dịch toàn cầu được mã hóa.

Đây chính là nhiệm vụ và vai trò của IMF nhằm ổn định kinh tế và tài chính. Tuy vậy, Quỹ cũng sẽ phải cởi mở hơn, từ việc đưa vào các loại tiền tệ mới đến việc xem xét vai trò của quyền rút vốn đặc biệt (SDR).

Trí tuệ nhân tạo

"Trong tương lai không xa, máy móc sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, cung cấp các dự báo trong thời gian thực, phát hiện ra các bong bóng bất động sản và điều tra ra các liên kết tài chính phức tạp"

Nhờ vào điện thoại thông minh và Internet, dữ liệu ngày càng trở nên phong phú, phổ biến và có giá trị khi được ghép nối với trí thông minh nhân tạo.

Trong tương lai không xa, máy móc sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, cung cấp các dự báo trong thời gian thực, phát hiện ra các bong bóng bất động sản và điều tra ra các liên kết tài chính phức tạp.

Một chính sách tiền tệ được coi là hiệu quả nếu có thể giải thích rõ ràng và hình thành kỳ vọng về chính sách trong tương lai. Vậy liệu máy móc có làm được điều này?

Ngay cả những thuật toán và máy móc tốt nhất cũng sẽ bỏ lỡ các mục tiêu. Khi đó, khủng hoảng và những sai lầm sẽ xảy ra. Vậy liệu máy móc có thực sự phải chịu trách nhiệm nếu như khủng hoảng xảy ra khiến người ta không thể mua được nhà hay rơi vào cảnh thất nghiệp? Chìa khóa để giải quyết mọi chuyện chính là vấn đề ai là người chịu trách nhiệm giải trình.

Không có máy móc, chúng ta không thể tăng năng suất và độ chính xác nhưng làm thế nào để có thể trao quyền cho kĩ thuật một cách hợp lý? Nếu không thể tận dụng được máy móc, những chính sách tiền tệ có khả năng cao sẽ bị lạc lối. Thế nhưng, việc máy tính thực hiện chính xác những chính sách đó là điều không thể.

Nhật Bản đang thay thế Trung Quốc trở thành 'đất lành' cho Bitcoin

Nhật Bản đang thay thế Trung Quốc trở thành "đất lành" cho Bitcoin

Quốc tế -  7 năm

Những quyết định gần đây của các nhà chức trách Nhật Bản đang giúp nước này trở thành động lực của Bitcoin giữa thời điểm Trung Quốc quay lưng lại với các đồng tiền ảo này.

Sau Trung Quốc, đến lượt Hàn Quốc cấm chào bán tiền ảo lần đầu

Sau Trung Quốc, đến lượt Hàn Quốc cấm chào bán tiền ảo lần đầu

Quốc tế -  7 năm

Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính của Hàn Quốc hôm thứ Sáu (29/9) cho biết họ sẽ cấm kiếm tiền thông qua tất cả các hình thức tiền tệ ảo, một động thái theo sau lệnh cấm tương tự ở Trung Quốc đối với việc chào bán tiền ảo lần đầu (ICO).

Nhật Bản chuẩn bị phát hành tiền ảo riêng

Nhật Bản chuẩn bị phát hành tiền ảo riêng

Quốc tế -  7 năm

Các ngân hàng Nhật Bản đang tìm cách tung ra một đồng tiền kỹ thuật số gọi là J-Coin nhằm mức tiêu dùng tiền mặt của người dân.

Công ty Việt Nam chào bán tiền ảo tại Singapore

Công ty Việt Nam chào bán tiền ảo tại Singapore

Doanh nghiệp -  7 năm

Đợt huy động dự kiến thu về 9 triệu USD phục vụ cho việc mở rộng hệ thống bán hàng tự động của công ty Dropfoods.

Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ

Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ

Tài chính -  7 năm

Ngân hàng Nhà nước lý giải quan điểm và cơ sở pháp lý về tiền ảo, tiền điện tử và tài sản ảo, trước nhiều thông tin nổi lên gần đây.

Chuyên gia dự báo giá vàng có thể chạm ngưỡng 4.000 USD/oz

Chuyên gia dự báo giá vàng có thể chạm ngưỡng 4.000 USD/oz

Tài chính -  1 ngày

Giá vàng được dự báo tăng mạnh lên 4.000 USD/ounce vào quý I/2026 khi uy tín của Mỹ suy giảm và Fed đối mặt nguy cơ mất tính độc lập.

NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 19.200 tỷ đồng

NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 19.200 tỷ đồng

Tài chính -  1 ngày

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Áp lực nợ xấu bào mòn lợi nhuận ngân hàng OCB quí I/2025

Áp lực nợ xấu bào mòn lợi nhuận ngân hàng OCB quí I/2025

Tài chính -  1 ngày

Áp lực nợ xấu cùng chi phí gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của OCB chỉ đạt xấp xỉ 900 tỷ.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  2 ngày

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.

ACBS dự báo ngân hàng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS dự báo ngân hàng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  2 ngày

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội

Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội

Bất động sản -  5 giờ

Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.

Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt

Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt

Tiêu điểm -  5 giờ

Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.

Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh

Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.

Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm

Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm

Tiêu điểm -  6 giờ

Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.

Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  6 giờ

Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.

Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng

Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng

Tiêu điểm -  8 giờ

Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.

Đọc nhiều