Ngân hàng Nhà nước lý giải quan điểm và cơ sở pháp lý về tiền ảo, tiền điện tử và tài sản ảo, trước nhiều thông tin nổi lên gần đây.
Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu tiền ảo được chấp nhận sẽ tạo điều kiện cho các hành vi trốn thuế, chuyển tiền bất hợp pháp...
Theo Ngân hàng Nhà nước, tiền ảo được xem xét quản lý dưới ba góc độ: tiền tệ, phương tiện thanh toán; tài sản ảo; hàng hóa (khi được đưa vào giao dịch trao đổi, chuyển nhượng, mua, bán...).
Dưới góc độ là tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán, qua nghiên cứu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, hầu hết các quốc gia không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp, bởi hai lý do chính.
Thứ nhất, nếu chấp nhận nó là tiền tệ, là phương tiện thanh toán hợp pháp thì chủ quyền quốc gia về phát hành tiền tệ bị xâm phạm, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ (tiền ảo nằm ngoài phạm vi quản lý, điều tiết của ngân hàng trung ương).
Thứ hai, tiền ảo được chấp nhận sẽ tạo điều kiện để trốn thuế, chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán, tài trợ cho các giao dịch bất hợp pháp vì các giao dịch thanh toán bằng tiền ảo là ẩn danh, không có dấu vết.
Tại Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh tiền ảo với tư cách là tiền tệ, phương tiện thanh toán.
Cụ thể, cơ quan này đã trình Chỉnh phủ ban hành Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2014/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó đã bổ sung quy định về phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam (không bao gồm Bitcoin và các loại tiền ảo) và bổ sung quy định cấm phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp (như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự).
Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó đã quy định chế tài xử phạt vi phạt hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tư pháp bổ sung chế tài xử lý hình sự đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Còn dưới góc độ là tài sản ảo, hàng hóa, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, về bản chất, tiền ảo là một loại tài sản ảo (thường có tên gọi là coin). Bộ luật Dân sự năm 2005 và cả Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa có định nghĩa, quy định cụ thể điều chỉnh đối với tài sản ảo (bao gồm cả tiền ảo với tư cách là một loại tài sản ảo).
“Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, về bản chất, cũng như việc rà soát đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về tài sản ảo dưới góc độ là một loại tài sản là cần thiết”, Ngân hàng Nhà nước đặt vấn đề.
Còn với “tiền điện tử”, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thuật ngữ này chưa được quy định trong các văn bản pháp luật về ngân hàng, cụ thể là chưa được quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng.
Nhưng về bản chất, tiền điện tử là tiền thật được điện tử hóa (lưu giữ, thanh toán, chuyển tiền, giao dịch qua các phương tiện điện tử). Theo đó, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, hiện tại khung pháp lý quản lý đối với “tiền điện tử” đã có đầy đủ để điều chỉnh và đang được thực hiện bình thường, không nảy sinh vướng mắc, cũng như cơ sở pháp lý để quản lý tiền điện tử đã hoàn thiện.
Trong những ngày qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhập khẩu một loạt máy tính nhằm xử lý dữ liệu giải mã để “đào” Bitcoin, điều này đang gây lúng túng cho Hải quan do những loại máy tính dạng này không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, nhưng Bitcoin là đồng tiền chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.
Mười trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay cùng nhau xây dựng một dự án tạo ra một loại tiền kỹ thuật số mới dành cho thị trường tài chính. Đồng tiền kỹ thuật số mới này được dự báo sẽ "thổi bay" các loại tiền áo khác ra khỏi thị trường.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.