TPP: Đủ quyết tâm, không gì là không thể

Nguyễn Lê Thứ tư, 19/07/2017 - 09:15

Các quốc gia TPP-11 đều nhận thấy rằng một hiệp định thương mại đa phương ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, dù có Mỹ hay không.

Ảnh: Internet

Mặc dù những cuộc đàm phán tuần trước giữa các quốc gia thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã thất bại trong việc tạo ra những đột phá lớn nhưng các nước này đã chứng tỏ cam kết mạnh mẽ đối với hiệp định tự do thương mại toàn cầu.

Rút Mỹ khỏi TPP là một trong những động thái đầu tiên của tổng thống Trump sau khi nhậm chức. Ảnh: Internet

Kể từ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận, các thành viên còn lại của TPP phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn trong việc hoàn thiện một khung cơ chế mới vào tháng 11 - thời hạn do các thành viên thỏa thuận. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Tokyo, điều này đối với nhóm TPP-11, dường như là một thách thức quá lớn, các chuyên gia nhận định.

"Các quốc gia TPP-11 đều nhận thấy rằng một hiệp định thương mại đa phương ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, dù có Mỹ hay không", ông Steven Okun, Phó chủ tịch Hội đồng Châu Á Thái Bình Dương của Phòng Thương mại Hoa Kỳ nói.

Steven Okun giải thích rằng các thỏa thuận thương mại song phương hiện có trong khu vực không giải quyết được những vấn đề mà các doanh nghiệp đa quốc gia đang phải đối mặt, ví dụ như việc tuân thủ các quy định chuỗi cung ứng đa phương và các quyền sở hữu trí tuệ.

TPP được kỳ vọng sẽ giải quyết những vấn đề này ngoài việc giảm thuế cho hầu hết các loại hàng hoá, mở cửa dịch vụ, đầu tư và đảm bảo luồng dữ liệu được di chuyển xuyên biên giới.

Các thành viên ban đầu của hiệp định TPP. Ảnh: Internet

"Tất cả những ưu điểm đó đều được TPP áp dụng ngay cả khi có Mỹ hoặc không , vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi các thành viên còn lại đang quyết tâm tìm kiếm giải pháp để tiến lên phía trước mà không có sự tham gia của Mỹ", ông Okun nói thêm.

Bên lề cuộc họp giữa các nhà đàm phán vào tuần trước, ông Kazuyoshi Umemoto của Nhật Bản cho biết các thành viên đã quyết định chấp nhận một khung hiệp định mới sau khi Washington rút khỏi. Và họ cần thảo luận thêm về việc xem xét lại các quy tắc thương mại và đầu tư trong hiệp định ban đầu.

11 nhà đàm phán chính dự kiến sẽ gặp lại vào tháng 8 hoặc tháng 9, theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản.

"Cộng đồng quốc tế phản đối dữ dội với việc chống lại toàn cầu hoá và thương mại tự do, rõ ràng từ quyết định rút khỏi TPP của Hoa Kỳ, do đó các chính phủ nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang ưu tiên đẩy nhanh tự do hóa thương mại thông qua một số sáng kiến, bao gồm TPP-11 và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực", ông Rajiv Biswas, Kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại IHS Markit cho biết.

Cựu tổng thống Barack Obama đã cố gắng vận động để Quốc hội thông qua TPP trong thời gian cuối nhiệm kỳ của ông nhưng kết quả không được như ông muốn. Ảnh: Internet

Trong cuộc họp, 11 nước đã quyết định hạ thấp ngưỡng bắt buộc đối với hiệu lực của thỏa thuận, Miha Hribernik, chuyên gia phân tích cao cấp tại Verisk Maplecroft cho biết. Ông giải thích thêm rằng các quy định trong hiệp định ban đầu nếu muốn thông qua phải được 6 quốc gia phê chuẩn, những quốc gia chiếm ít nhất 85% tổng sản phẩm quốc nội của 12 thành viên ban đầu - một nhiệm vụ bất khả thi nếu không có Mỹ".

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng dự đoán rằng TPP-11 sẽ đạt được những bước tiến tích cực, gia tăng hy vọng thu hút các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương khác tham gia.

Và mặc dù các thành viên mất đi sự gia tăng thị trường do Washington rút lui, thoả thuận TPP-11 vẫn sẽ tiếp tục mở rộng hơn tới các nền kinh tế như Úc và Nhật Bản, và cam kết tự do hóa thị trường sẽ mang lại lợi ích cho lâu dài cho mỗi thành viên, ông Okun nói.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  17 giờ

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  1 ngày

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh

Tiêu điểm -  1 ngày

“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.

LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án

LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án

Tiêu điểm -  1 ngày

Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.

Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Tiêu điểm -  1 ngày

Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Ống kính -  8 giờ

Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Ống kính -  8 giờ

Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Media -  17 giờ

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai

Tiêu điểm -  17 giờ

Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?

Doanh nghiệp -  20 giờ

Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc

Ống kính -  20 giờ

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp

Tiêu điểm -  1 ngày

Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.

Đọc nhiều