Mới đây, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 11 quốc gia còn lại trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được sự đồng thuận về những khía cạnh chính của thỏa thuận này.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi tại phiên họp. Ảnh: Asian Nikkei.
Các Bộ trưởng hy vọng TPP sẽ giúp định hình tương lai kinh doanh tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương trong nhiều năm tới dù không có sự tham gia của Mỹ. Hiện các bên dự kiến sẽ ký kết văn bản vào mùa xuân tới.
Sau khi các nước hoàn thành thủ tục cần thiết trong nước, thỏa thuận này sẽ có hiệu lực vào năm 2019, tạo ra một Hiệp định thương mại tự do đa phương có phạm vi rộng chưa từng có, bao phủ toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Dù được đổi tên thành “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), các Bộ trưởng đều nhấn mạnh rằng, thỏa thuận thương mại này sẽ duy trì các tiêu chuẩn cao, cân bằng tổng thể và tính toàn vẹn của TPP, đồng thời đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia và bảo vệ quyền vốn có trong việc điều chỉnh và linh hoạt.
Trong 20 điều khoản bị dừng lại từ thỏa thuận TPP ban đầu, có 11 điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ, liên quan đến bảo vệ dữ liệu về sinh học mới (các sản phẩm y tế có nguồn gốc tự nhiên) và gia hạn thời gian bản quyền.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi, "Hiệp định ban đầu kéo dài tới 8.000 trang và chỉ 20 điều bị treo đồng nghĩa với việc chúng tôi đã giữ được các tiêu chuẩn cao của hiệp định TPP ban đầu. Tôi nghĩ đây sẽ là một thông điệp mạnh mẽ không chỉ đối với châu Á mà còn cho các khu vực khác trên thế giới".
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng: "Các kết quả đạt được tại Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện phát triển thương mại và thúc đẩy hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn. Tất cả các thành viên đã đạt được thỏa thuận về một số vấn đề cơ bản quan trọng như việc duy trì một Hiệp định chất lượng cao, đáp ứng được lợi ích và sự quan tâm của tất cả các thành viên".
Dự kiến 11 quốc gia của CPTPP sẽ tổ chức lễ ký kết vào đầu tháng Hai năm sau và sẽ bắt đầu các quá trình phê chuẩn trong nước sau đó.
Ngày 9/11 vừa qua, khi TPP đều được hy vọng sẽ đạt được kết quả cuối cùng thì những vấn đề khác lại phát sinh. Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe rằng ông cảm thấy thỏa thuận này chưa sẵn sàng cho một quyết định cuối cùng và điều này buộc các nhà lãnh đạo đã phải hoãn cuộc họp.
Sau đó, Bộ trưởng các nước thành viên TPP đã cố gắng lấp đầy những khoảng trống trong cuộc thương lượng suốt đêm 10/11 và cuối cùng đạt được thỏa thuận chính thức được công bố vào ngày 11/11.
Sáng nay, trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Kinh tế Nhật Toshimitsu Motegi, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh thông báo các bộ trưởng TPP đã đạt được thoả thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp định.
"Chúng ta đã từng hình dung TPP như một phép màu đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều điều cần nhìn lại về ảnh hưởng thực sự của TPP, nhất là khi mọi thứ chỉ là dự đoán", TS. Sử Ngọc Khương nhìn nhận.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.
Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ quốc tế với các thế mạnh về cảng biển - logistics - công nghiệp xanh. Trong hành trình ấy, việc mở rộng phát triển ra những đô thị vệ tinh có lợi thế vị trí, hạ tầng, quỹ đất và quy hoạch hoàn chỉnh là xu hướng tất yếu.