Sở hữu công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới nhưng với 90 tấn phế liệu nhựa thu gom được mỗi ngày, Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) chỉ có thể cho ra được khoảng 40 – 50 tấn nhựa tái sinh.
Khởi công từ năm 2019, tính đến nay, nhà máy đặt tại Long An của Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) đã sản xuất được hàng chục nghìn tấn hạt nhựa tái sinh. Nhờ đạt được nhiều tiêu chuẩn về chất lượng và độ an toàn để dùng đóng gói thực phẩm, đồ uống nên không chỉ tiêu thụ trong nước, DTR còn xuất khẩu được hàng nghìn tấn nhựa ra 12 quốc gia, bao gồm Mỹ và một số nước châu Âu.
Hiện tại, mỗi ngày DTR có thể thu gom được khoảng 90 tấn phế liệu nhựa. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững của DTR, sản lượng nhựa tái chế mỗi ngày mới chỉ đạt khoảng 40 – 50 tấn, nghĩa là tỷ lệ hao hụt lên đến khoảng 50%.
Điều này tưởng chừng là một nghịch lý bởi DTR sở hữu công nghệ tái chế “bottle to bottle” thuộc vào loại tiên tiến hàng đầu thế giới, lại được vận hành bởi đội ngũ lãnh đạo có hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành nhựa.
Lý giải cho nghịch lý này, ông Lê Anh cho biết, nhựa tái sinh đạt được tiêu chuẩn cao đòi hỏi rất nghiêm ngặt về đầu vào. Hiện tại, công ty sử dụng 100% phế liệu nhựa trong nước với mục đích “khép kín vòng lặp tuần hoàn ngay tại đất nước mình” nhưng phế liệu trong nước có chất lượng không ổn định do công tác phân loại chất thải tại nguồn chưa được triển khai hiệu quả.
Phân loại rác thải tại nguồn cũng là nỗi trăn trở của ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Công ty CP VietCycle, một doanh nhân có hàng chục năm đồng hành với ngành công nghiệp tái chế và cũng đang triển khai dự án xây dựng nhà máy tái chế nhựa đạt chuẩn quy mô lớn.
Phân tích kỹ hơn, ông Vượng cho biết, nhiều năm nay rác thải không được phân loại, dẫn đến phế liệu nhựa có giá trị tái chế bị nhiễm bẩn, nhiễm mùi khó chịu, rất khó để tẩy rửa sạch.
“Công nghệ khử mùi của châu Âu chắc cũng phải chào thua rác thải ở Việt Nam nếu không có phân loại rác”, ông Vượng nói.
Chính vì điều này, trong suốt hàng chục năm qua, hiếm có đơn vị nào dám sử dụng 100% phế liệu trong nước như DTR. Các nhà tái chế chủ yếu phải nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài để đảm bảo đầu vào. Còn các cơ sở tái chế nhỏ lẻ ở làng nghề, chất lượng phế liệu thấp chính là nguyên nhân cho sản phẩm tái chế kém chất lượng, đi kèm với ô nhiễm thứ cấp.
Phân loại rác thải tại nguồn đem lại lợi ích vượt xa hơn cả sự phát triển của ngành tái chế nhựa. Ông Vượng nhìn nhận, tách riêng được rác thải hữu cơ, rác thải tái chế ra khỏi những bãi rác hỗn độn là bước đầu tiên để xử lý rác thải hữu cơ làm phân vi sinh hay thức ăn chăn nuôi hay tái chế những rác thải kém giá trị như túi nylon, vỏ bánh, vỏ kẹo…, lợi ích thu được có thể lên đến hàng tỷ USD.
Thực tế, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định việc phân loại rác thải sinh hoạt thành 3 loại, bao gồm rác có thể tái chế, rác thực phẩm và các loại rác sinh hoạt khác. Lộ trình thực hiện là đến hết năm 2024, chính quyền các địa phương sẽ phải quyết định các thức tổ chức phân loại rác thải.
Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.
Hơn 4 năm về trước, là một trong nhóm lãnh đạo Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) đi bôn ba khắp châu Âu để tìm kiếm công nghệ tái chế đạt chuẩn, ông Huỳnh Ngọc Thạch, Giám đốc điều hành công ty, đã thực sự ấn tượng với tỷ lệ thu gom, tái chế chai nhựa lên đến 97% của quốc gia Bắc Âu Na Uy.
Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được kỳ vọng sẽ tạo ra hỗ trợ cho các nhà tái chế đạt chuẩn về chất lượng cũng như đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động từ năm 1968, khi hầu như không có ai hiểu “tái chế để làm gì”, đến nay, tập đoàn Alba đã trở thành thương hiệu tái chế hàng đầu châu Âu. 55 năm sau đó, Alba đã bắt tay với VietCycle, doanh nghiệp Việt Nam tiên phong triển khai những giải pháp kinh tế tuần hoàn tạo ra đa giá trị, để xây dựng nhà máy tái chế nhựa đạt chuẩn trị giá hơn 50 triệu USD.
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, việc doanh thu tài chính tăng trưởng vượt trội đã giúp Taseco Land cải thiện đáng kể kết quả lợi nhuận.
Để mang tới trải nghiệm khác biệt, sảng khoái, đậm đà hương vị trà tự nhiên, những chai trà trái cây TH true TEA được chăm chút kỹ càng từ khâu tuyển chọn nguyên liệu nghiêm ngặt đến quy trình sản xuất hiện đại, khép kín với công nghệ tiên tiến hàng đầu.