50 triệu USD xây dựng nhà máy tái chế nhựa đạt chuẩn lớn nhất miền Bắc
Phạm Sơn
Thứ năm, 02/03/2023 - 07:19
VietCycle hợp tác với tập đoàn Alba Group Asia xây dựng nhà máy tái chế nhựa PET và nhựa HDPE với công suất 48 nghìn tấn mỗi năm, tổng mức đầu tư hơn 50 triệu USD.
Nhà máy tái chế này sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến từ Đức, tái chế ra nhựa rPET đạt chuẩn quốc tế. Đây là nhà máy nhựa tái chế lớn nhất và cũng là nhà máy tái chế ra sản phẩm nhựa có thể sử dụng dựng thực phẩm đầu tiên tại miền Bắc. Với tổng mức đầu tư hơn 50 triệu USD, nhà máy dự kiến sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động vào năm 2024.
Bên cạnh việc xây dựng nhà máy tái chế đạt chuẩn, hợp tác giữa VietCycle và Alba còn bao gồm mở rộng mạng lưới đồng nát, ve chai của VietCycle từ khoảng 2.500 lên đến hơn 23 nghìn người, tiếp cận ít nhất 500 điểm thu gom phế liệu trên khắp cả nước. Liên doanh của 2 doanh nghiệp sẽ hỗ trợ lực lượng này thực hành hiệu quả hơn công tác thu gom, phân loại phế liệu, đồng thời cung cấp quyền lợi về an sinh như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Nói về hoạt động hợp tác với Alba, ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch VietCycle, cho biết, hoạt động tái chế rất khó khăn, đặc biệt đối với những “người tiên phong” như VietCycle tại Việt Nam và như tập đoàn Alba đã triển khai tại Đức từ năm 1968.
“Những người “vất vả” nhưng cùng chung tầm nhìn sẽ tìm đến nhau”, ông Vượng nói.
Về phía Alba, TS. Axel Schweitzer, Chủ tịch Alba Group Asia, cho biết, ban lãnh đạo Alba rất ấn tượng với những nỗ lực của ông Vượng cùng những cộng sự trong suốt 20 năm qua trong việc xây dựng mạng lưới thu gom, phân loại, tái chế phế liệu, đồng thời hỗ trợ lực lượng thu gom rác thải phi chính thức. Hợp tác với VietCycle là lựa chọn tối ưu để địa phương hóa những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã được Alba đúc kết trong suốt hơn 50 năm hình thành và phát triển.
Phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa 2 doanh nghiệp, Phó đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam Simon Kreye cho biết, dự án này là khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam và là khoản đầu tư đầu tiên trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn.
Bên cạnh đó, ông Simon Kreye cũng đặc biệt ấn tượng với cam kết của Alba và VietCycle hướng tới công bằng và bình đẳng thông qua hỗ trợ những người đồng nát, ve chai. Ngài Phó đại sứ CHLB Đức thông tin, bên cạnh bề dày kinh nghiệm về tái chế chất thải, Alba cũng là doanh nghiệp có nhiều hoạt động hướng đến các giá trị bền vững về văn hóa, xã hội.
Ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng đánh giá cao tiềm năng của hợp tác giữa Alba và VietCycle trong việc thúc đẩy thu gom, phân loại, tái chế rác thải, hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là dấu ấn quan trọng cho sự tin tưởng, đồng hành và hợp tác của bạn bè quốc tế đối với mục tiêu phát triển bền vững, chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn và cam kết trung hòa carbon của Việt Nam.
Nghề tái chế có lẽ là nghiệp của mình. Càng làm, càng thấy yêu nghề, thấy gắn bó với anh em. Vất vả thì có nhưng may mắn là tìm được những người đồng hành, anh em cùng nhau chia sẻ, cùng nhau gánh vác.
Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được bảo vệ quyền lợi khi hành nghề, hay đơn giản chỉ là nhận được sự tôn trọng, sự công nhận từ phía xã hội, là ước mơ, khao khát của các cô, các chị đồng nát, ve chai, những người thầm lặng “nhặt rác cho đời”.
Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Công ty VietCycle, Việt Nam cần có luật riêng về kinh tế tuần hoàn nhằm tăng tính minh bạch, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tái chế và sử dụng sản phẩm tái chế, thay vì lồng ghép vào các luật hiện có.
Máy bán dung dịch tự động CyclePacking ra đời nhằm mục đích thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua xây dựng kênh phân phối và cung ứng bền vững, khuyến khích tái chế, tái sử dụng.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.