Triển vọng tiêu cực của Yeah1 sau sự cố Youtube

Trần Anh Thứ hai, 18/03/2019 - 16:08

Trong trường hợp phải từ bỏ vai trò mảng kinh doanh MCN, Yeah1 sẽ gặp khó khăn lớn do nhiều mảng kinh doanh truyền thống đang vấp phải sức cạnh tranh lớn

Việc Youtube thông báo chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung với Tập đoàn Yeah1 (Yeah1) từ ngày 31/3/2019 nhiều khả năng sẽ trở thành hiện thực khi tập đoàn này đến nay vẫn chưa công bố kết quả đàm phán với Youtube.

Dù Yeah1 cho biết, mảng này chỉ đóng góp khoảng 1 triệu USD lợi nhuận cho công ty trong năm 2018, tuy nhiên sau thông tin này, cổ phiếu YEG đã giảm sàn 11 phiên liên tiếp, khiến vốn hóa của công ty bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng.

Rõ ràng, nhà đầu tư đánh giá Yeah1 chịu ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với con số 1 triệu USD. Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, trong trường hợp phải từ bỏ vai trò MCN, Yeah1 sẽ gặp khó khăn lớn do nhiều mảng kinh doanh truyền thống đang vấp phải sức cạnh tranh lớn. 

Mảng kinh doanh Youtube

Đây là hoạt động kinh doanh dựa vào quảng cáo trên nền tảng Youtube, đóng góp 28% doanh thu và 51% lợi nhuận sau thuế cho Yeah1 trong năm 2018, gồm 3 nguồn thu: Doanh thu từ phát các nội dung quảng cáo được nhận từ Youtube trên kênh của các đối tác; Doanh thu từ phát các nội dung quảng cáo được nhận từ Youtube trên kênh của Yeah1 và; Doanh thu quảng cáo trên kênh của Yeah1 từ các hợp đồng trực tiếp với các nhãn hàng.

Không còn giấy phép Mạng đa kênh từ Youtube đồng nghĩa với việc công ty sẽ không thể chia sẻ doanh thu quảng cáo từ kênh Youtube của đối tác. Năm 2018, khoảng 1.100 kênh của đối tác tạo ra 16,7% doanh thu và 12,9% lợi nhuận sau thuế (tương đương 1 triệu USD) cho Yeah1.

Trong khi đó, khoảng 75 kênh thuộc sở hữu của công ty (trong đó có 11 kênh nội địa), tạo ra 600.000 USD lợi nhuận sau thuế cho công ty. Yeah1 cho biết sẽ tập trung đẩy mạnh mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao này.

Không còn doanh thu từ Mạng đa kênh Youtube, Yeah1 còn lại gì?

Mảng kinh doanh kĩ thuật số ngoài Youtube

Mảng này bao gồm 2 hoạt động là Netlink và WebFace. Trong đó, Netlink hoạt động như một nhà quản lý xuất bản đại diện cho Google. Netlink hiện quản lý 1.300 đối tác là các nhà xuất bản (website, ứng dụng di động) với 80% doanh thu đến từ thị trường nước ngoài.

Để tiến ra thị trường nước ngoài, công ty đang chấp nhận biên lợi nhuận thấp để có thể thu hút các đối tác xuất bản. Do đó, tuy tạo ra 20% doanh thu nhưng Netlink chỉ mang lại 5% lợi nhuận gộp trong năm 2018. 

WebFace là mảng đóng góp 8% doanh thu và 14% lợi nhuận gộp cho công ty. WebFace kiếm tiền từ các website/facebook fanpage được quản lý và vận hành bởi Yeah1 cũng như các website của đối tác xuất bản khác. Hiện tại, mảng này quản lý 69 facebook fanpage với 63 triệu người theo dõi và trên 60 website với 450 triệu lượt xem mỗi tháng.

Đối với các đối tác xuất bản, WebFace không chỉ đóng vai trò quản lý xuất bản mà còn tối ưu hóa nội dung kiếm tiền. Nhờ đó, WebFace có biên lợi nhuận cao hơn hẳn so với Netlink. 

Về facebook fanpage, doanh thu tới từ: (1) Cổng kết nối người dùng đến các website, nơi công ty có thể tạo ra doanh thu quảng cáo từ Google và (2) Tạo ra doanh thu quảng cáo trực tiếp bằng công cụ Ad Break của Facebook

Mảng kinh doanh truyền thống

Tuy vẫn đóng góp lớn nhất vào doanh thu của Yeah1 nhưng lợi nhuận của mảng truyền thống không ổn định trong quá khứ.

Các kênh truyền hình cáp thuộc sở hữu của Yeah1 Entertainment đóng góp nhiều nhất cho doanh thu mảng truyền thống của công ty, có nguồn thu chủ yếu đến từ quảng cáo. Chi phí cho sản xuất nội dung cao khiến hoạt động này có biên lợi nhuận rất thấp (3,2%). 

Chiến lược phát triển cho các năm tới sẽ là tăng thời lượng quảng cáo cũng như cải thiện hiệu quả hoạt động. Cùng với đó, các nội dung ca nhạc bản quyền mua từ Universal Music Group được kỳ vọng sẽ giúp làm giàu mảng truyền hình bằng các nội dung chất lượng cao, qua đó gia tăng xếp hạng (rating), lượt người xem và doanh thu quảng cáo.

Không còn doanh thu từ Mạng đa kênh Youtube, Yeah1 còn lại gì? 2

Hoạt động kinh doanh phim chiếu rạp thông qua công ty con Yeah1 CMG, đóng góp không đáng kể vào kết quả kinh doanh của Yeah1. Mức độ tham gia của công ty vào các bộ phim chủ yếu chỉ dừng lại ở quảng cáo và tiếp thị. Yeah1 CMG đóng nhiều vai trò trong việc quảng bá thương hiệu Yeah1 hơn là một bộ phận tạo ra lợi nhuận.

Đại lý mua bán quảng cáo (TNT Media) là công ty con được mua lại từ năm 2016 trong chiến lược mở rộng mảng truyền thống. TNT Media hoạt động như một kênh trung gian giữa nhãn hàng và các đài truyền hình, có chức năng mua/bán quảng cáo và bản quyền phim. Doanh thu tăng mạnh trong năm 2018 nhờ công ty giành được quyền phân phối quảng cáo cho 1 số kênh truyền hình trung ương. Tuy vậy, do chỉ là kênh trung gian, cùng với cạnh tranh trong ngành cao khiến biên lợi nhuận ngày càng mỏng.

Nhìn chung, mảng truyền thống có mức độ cạnh tranh rất cao và biên lợi nhuận mỏng. Cùng với xu hướng người dùng dần chuyển từ kênh truyền hình sang kỹ thuật số (Youtube, Facebook, Instagram, Zalo…), vì vậy dư địa tăng trưởng của Yeah1 trong mảng này là không nhiều.

Yeah1 rủi ro quá lớn khi phụ thuộc vào YouTube

Yeah1 rủi ro quá lớn khi phụ thuộc vào YouTube

Doanh nghiệp -  6 năm
Yeah1 từng công bố việc phụ thuộc lớn vào 2 nền tảng Youtube và Facebook là một rủi ro có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty này.
Yeah1 rủi ro quá lớn khi phụ thuộc vào YouTube

Yeah1 rủi ro quá lớn khi phụ thuộc vào YouTube

Doanh nghiệp -  6 năm
Yeah1 từng công bố việc phụ thuộc lớn vào 2 nền tảng Youtube và Facebook là một rủi ro có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty này.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  39 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh

Doanh nghiệp -  1 ngày

Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan

Doanh nghiệp -  3 ngày

Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với 'khách sộp'

Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"

Doanh nghiệp -  3 ngày

Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát

Doanh nghiệp -  3 ngày

Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  39 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.