Ông Võ Văn Quang - Chuyên gia thương hiệu
Thứ tư, 10/02/2021 - 08:00
Xã hội toàn cầu trải qua một năm đầy biến động, xung đột giữa các thế lực tạo ra những khủng hoảng - thiên bất thuận, địa bất hợp, nhân bất hòa. Đứng trước biến động lớn, người có bản tính luôn biết tìm về những căn nguyên và truyền thống, như một cỗ xe dừng lại quan sát trước khi nhấn ga chạy tiếp vào nơi mà có khi là cõi bất định đầy rủi ro. Và lối thoát tư duy có thể tìm thấy ở truyến thống văn hóa Việt.
Không vội lao về trước
Tư duy thị trường ở tầm chiến lược rất cần sự điềm tĩnh và khả năng quan sát nhạy bén với thế giới hôm qua, hôm nay và ngày mai. Chính Steve Jobs và Elon Musk là những người có tố chất như thế ở mức độ siêu việt. Cẩn trọng trong tư duy nhưng cần quyết đoán và kiên định trong hành động.
Bên cạnh diễn biến cách mạng số hóa, thế giới đang trải qua biến động lớn cả về môi trường sống với bệnh tật và thiên tai, cả về mâu thuẫn phát sinh chính con người với những quan điểm và lối sống khác nhau thậm chí đến mức xung đột kinh tế và nguy cơ chiến tranh.
Thiên bất thuận, Địa bất lợi, Nhân bất hòa…. Chung quy cũng là góc nhìn được đúc kết bởi tư duy truyền thống, điều đó khiến chúng ta hãy thận trọng trước những quyết sách chiến lược công ty (hoặc quốc gia), cũng có thể rủi ro lớn nhưng biết đâu lại có thời cơ lớn (Nguy-Cơ).
Dừng lại để bảo toàn nguồn lực, thu hẹp để tránh thất thoát, hay phát triển mạnh mẽ chớp thời cơ…thảy đều cần phải sáng suốt. Cần bản lĩnh nội tại hay cần có những lời khuyên tư vấn từ bên ngoài… đều cần thiết.
Cơ hội có thể đến từ làn sóng xoay trục toàn cầu, lẫn sự bành trướng của gã khổng lồ phương Bắc…đều cần khôn ngoan và khéo léo.
Cơ hội nhiều nhưng thời gian luôn hạn hẹp
Điều bình thường hay dễ bị bỏ quên đó là giá trị của thời gian. Ngay trong các bài toán kinh tế và kinh doanh thông thường, chúng ta hay bỏ quên trục tư duy thời gian và bị ám thị bởi lợi nhuận đơn thuần ngay trước mắt. Tiền có thể có rất nhiều, nhưng thời gian luôn luôn hữu hạn, cho nên việc bỏ qua tư duy về thời gian sẽ là sự khác biệt lớn cho sự thành công.
Thực ra các mô hình nhận thức và quản lý thời gian rất đơn giản (tỉ như mô hình của Eisenhower) nhưng không hiểu vì sao chúng ta thường bỏ qua nó. Thời gian sản xuất, thời gian cho cá nhân, thời gian của cả hệ thống… và cũng thông thường nó diễn biến song hành với sức ỳ của tâm lý, hay phức tạp hơn là sự mâu thuẫn giữa cá nhân.
Và khác biệt cạnh tranh sẽ dành cho ai làm chủ thời gian, nghĩa là hoạch định chiến lược sâu sắc và chủ động hơn. Chiến lược thương hiệu là làm chủ thời gian.
Sự tỉnh ngộ hay giác ngộ giúp mỗi người tỉnh thức về sự phí phạm thời gian đã làm giảm giá trị sống cũng như những giá trị mục tiêu mà chúng ta theo đuổi.
Giá trị truyền thống lên ngôi
Phạm trù tư duy về truyền thống rất rộng lớn và đa biên. Nông nghiệp với tiềm năng phong phú, chế biến sản phẩm nâng cao giá trị, bản sắc văn hóa nâng tầm giá trị kinh tế và giao thương du lịch…
Từng có những địa phương du lịch đã muốn đập bỏ những ngôi nhà gỗ, tranh tre nứa lá để tiến lên bê-tông. Như ở làng du lịch Mai Châu nổi tiếng (tỉnh Hòa Bình) đã xảy ra như thế, nhưng du khách chỉ thích chọn ở những ngôi nhà sản dân tộc Thái theo đúng truyền thống, ván sàn bằng tre nứa lên nước nâu bóng, chứ không phải sàn bê-tông lạnh lẽo thô cứng.
Rất nhiều nguồn gen quý của cây trồng, vật nuôi và bí quyết truyền thống bị bỏ phí. Đó là kinh nghiệm và di sản của hàng nghìn năm, không chỉ hô hào gìn giữ, mà phải để doanh nhân khởi nghiệp và mang lại các giá trị kinh tế xã hội.
Hàng loạt sản phẩm chăm sóc cá nhân, thậm chí là thuốc chữa bệnh và ẩm thực đã được phục hồi, kết hợp với công nghệ mới để tăng năng suất và chuẩn hóa chất lượng, và đang cạnh tranh thành công với thương hiệu chính chủ, đang chinh phục khách hàng, vươn ra thế giới.
Đối với các bạn trẻ trong những năm gần đây say sưa với Digital và bị lôi cuốn lệch lạc bởi tư duy ‘thuần số hoá’ mà không ít người quên đi giá trị thật (tangible values) của sản phẩm, đến mức độ họ quên rằng khách hàng vẫn luôn luôn cần những giá trị thật, từ việc ship hàng cho đến thực phẩm, hay du lịch và thụ hưởng sản phẩm văn hóa đỉnh cao, một video trên Netflix không thể thay thế được khán phòng của Opera House.
Công nghệ số không thể tách rời hiện thực vật chất
Việt Nam đang bám đuổi trong nhóm nước dẫn đầu 5G, một sự khẳng định vị thế công nghệ số đáng tự hào. Tuy nhiên nếu không có tài nguyên phong phú và phân khúc đông đảo người tiêu dùng chiếm 90% dân số (với dự đoán có 10 triệu người tiếp cận 5G vào năm 2025), thì không thể phát huy thị trường 5G, nói nôm na không thể tách công nghệ số ra khỏi đời sống vật chất và giá trị truyền thống.
Chẳng hạn như theo ước tính có khoảng 500.000 cổ vật từ thời Đông Sơn là đối tượng của chiến lược số hóa giá trị di sản, và hầu như các hữu thể ‘vật lý và phi vật lý’ như là biện chứng hai mặt của đồng xu vậy.
Công nghệ 5G giúp hiện thực hóa Internet-of-Things (IoT) và hãy nhìn bản thể khai niệm IoT cũng có hai thành phần đối quyện nhau là Things (Vật chất) và Internet (Vô hình)…
Biện chứng pháp này không hề quá khó hiểu với mọi người; và cho dù đã và đang hiện hữu rất nhiều sản phẩm số trong đời sống hiện nay, nhưng sự nhầm lẫn sản phẩm số với sản phẩm vật lý mới là điều cần cảnh tỉnh.
Một nguyên lý marketing căn bản đó là ‘tất cả các sản phẩm sau cùng đều phải phục vụ cho con người’. Bởi vậy mà ‘thế giới số’ là trạng thái trung gian cho đến khi loài người thừa nhận sự hiệu hữu của tâm linh. Trong khi đó thì 5G đang làm nhiệm vụ là ‘thực hóa’ chứ không phải ‘ảo hoá’ mọi thứ. Chẳng hạn như điện thoại hiện hình (thực tế ảo tăng cường - augmented virtual reality) với 5G sẽ phổ biến cũng là theo xu hướng thực hóa. Tương tự với quản trị từ xa và chẩn đoán y khoa hay phẫu thuật.
Công nghệ số cần đi tìm cảm hứng trong đời sống và thăng hoa ý tưởng từ đời sống phong phú để từ đó hình thành kiến trúc phần mềm lấy Con người khách hàng làm trung tâm (customer centric).
Triết lý giá trị và chuỗi giá trị định hình chuẩn mực xã hội
Tri thức phong phú dưới đây giúp chúng ta có thể xây dựng các chuỗi giá trị hiệu quả và khác biệt để cạnh tranh dẫn đầu, chứ không phải đi cóp nhặt những mô hình thành công của người khác, cho dù nhiều khi việc đi tắt đón đầu cũng rất cần thiết; đó là:
Sự học hỏi về kỹ thuật giúp chinh phục tự nhiên tạo ra sản phẩm mới.
Sự học hỏi về marketing tư duy thị trường đa dạng thấu hiểu nhu cầu tránh lạc bước đánh mất thời gian quý báu trong thương trường.
Sự học hỏi về quản trị giúp vận hành nhân sự và hệ thống, nhân bội sự thành công kỹ năng nghệ thuật, giúp thăng hoa hình ảnh và mức độ tinh tế của sản phẩm, nâng cao những giá trị tiềm ẩn…
Đây là những điều cơ bản để nắm bắt và trang bị tư duy & triết lý giá trị.
Marketing giúp xâu chuỗi hình thành chuỗi giá trị kết nối hiệu quả và đúng đối tượng khách hàng nhờ năng lực thấu hiểu tâm lý và văn hóa con người, với tư duy thực tế và nền tảng đạo đức chân thiện mỹ.
Cuộc cách mạng số hóa vẫn không thể rời bỏ tư tưởng marketing căn bản, vẫn phải tự nhận là một trường phái marketing (Digital Marketing) chứ không hề, không thể ‘lật đổ’ kỷ nguyên marketing và tôn vinh thương hiệu là đỉnh cao và chìa khóa thành công bền vững (cộng đồng MarTech quốc tế đã xác nhận điều này).
AI và Big Data sẽ chẳng làm gì nếu không dựa trên nguyên lý tâm lý học nhân văn đã có từ nền tảng của Sigmund Freud, Carl Jung hay Abraham Maslow.
Cần thiết theo đuổi kiến tạo một xã hội, các mô hình quản lý xã hội dựa trên tôn trọng tự do cá nhân trên nền tảng đạo đức hướng thiện…
Truyền thống của dân tộc Việt với nhiều giá trị cốt lõi cao đẹp, đạo đức Chân Thiện Mỹ đã thể hiện nhất quán và gần gũi trong quá trình chinh phục thiên nhiên lẫn đời sống gia đình và cộng đồng, cho đến những nguyên lý tổ chức xã hội. Chỉ cần sự hồi tâm tìm hiểu và quán tưởng tích cực ta sẽ tìm thấy, sẽ giác ngộ…
Ở một mức độ siêu nghiệm, triết lý giá trị sẽ giúp xã hội bớt những chuẩn mực cuồng vật chất (chủ nghĩa bái vật) để duy trì hài hòa với giá trị đạo đức và thiên nhiên theo lối Chân Thiện Mỹ của văn hóa truyền thống.
Những triết lý giá trị này không làm suy giảm hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tế ngược lại, triết lý giá trị đúng đắn càng làm nâng cao giá trị của sản phẩm, uy tín của công ty, hay đúng nhất đó là Thương hiệu bền vững chinh phục thị trường toàn cầu hóa, bởi đơn giản là vì có cùng mẫu số chung.
Xã hội văn minh luôn dựa vào sự tôn trọng tự do cá nhân với những nguyên tắc ràng buộc đa số có thể tự giác và tự nguyện – xã hội với tỷ lệ tự giác cao được suy tôn là văn minh, như cha ông chúng ta từng được ngoại quốc công nhận là Văn Hiến Chi Bang.
Kinh nghiệm quản trị học từ các giá trị truyền thống
Truyền thống đến hiện đại là một chuỗi kinh nghiệm và tích luỹ giá trị. Thành công là biết kết hợp một cách sáng tạo giữa truyền thống và hiện đại.
Ngay từ một nguyên lý căn bản là lý thuyết Âm Dương học của người Việt (Á Đông nói chung) đã được vận dụng trong Hệ Nhị phân (bởi Leibniz) tạo ra cả cuộc cách mạng công nghệ số ngày nay. Người Việt và Á Đông vốn có kinh nghiệm vận hành nguyên lý Âm Dương trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ sức khoẻ y học đến quản trị nhân sự và tư duy sáng tạo. Đó là một minh chứng.
Phép biện chứng (Hegel, Marx), Thuyết tương đối, Nguyên lý bất định hay Lượng tử của khoa học hiện đại cũng tương đồng với Âm Dương học mà cha ông chúng ta đã đúc kết từ nhiều nghìn năm về trước.
Minh Triết Việt, vì thế là nền tảng tư duy cần được các thế hệ ngày nay tiếp tục kế thừa và ứng dụng trong đời sống, nhất là trong quản trị học hiện đại và hậu hiện đại.
Cần nhớ rằng không chỉ người Trung Quốc từng gọi Việt Nam là Văn Hiến Chi Bang (Chu Nguyên Chương), mà người Pháp sau khi rời khỏi Việt Nam cũng công nhận là quốc gia có văn minh lâu đời (Colani, Paul Mus) và gần đây nước Mỹ và Tây Âu càng ngày càng thấu hiểu chiều sâu văn hóa của Việt Nam (Oppenheimer, Stephen Young và nhiều học giả khác)…
Bản thân người viết cũng từng nghiên cứu và vận dụng Âm Dương học và Minh Triết Việt trong việc xây dựng khá nhiều thương hiệu thành công. Những thương hiệu càng lớn (tập đoàn) càng phải thấu triệt những nguyên lý căn bản truyền thống, đó là điều khác biệt trong quản trị học có thể tạo ra sự khác biệt cạnh tranh với phương Tây trong thương hiệu, marketing và sáng tạo.
Đặt mục tiêu tăng trưởng 30% nhưng chỉ đạt 81% kế hoạch năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn đạt được chỉ tiêu lợi nhuận vì tái cơ cấu doanh nghiệp và ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ để cắt giảm chi phí. Ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) chia sẻ về những nỗ lực vượt qua năm 2020 đầy biến động cũng như hành trình bảy năm ghi dấu ấn trong vị trí Chủ tịch công ty.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài và trạng thái VUCA đang bao trùm lên toàn thế giới: Biến động (Volatile), không chắc chắn (Uncertani), phức tạp (Complex) và mơ hồ (Ambigous), vai trò của nhà quản trị tài chính (CFO) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Chịu ảnh hưởng chồng chất từ nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải vật lộn với bài toán đảm bảo nguồn cung, quản lý dòng tiền cũng như xây dựng kế hoạch ứng phó với các kịch bản tồi tệ có thể xảy đến trong tương lai.
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.