Sở hữu trí tuệ

Trung Quốc rút ngắn thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Hương Giang Thứ tư, 19/10/2022 - 20:44

Một trong những bất cập mà doanh nghiệp thường gặp phải khi đăng ký sở hữu trí tuệ là thời gian đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài. Tuy vậy, mới đây, hệ thống đăng ký nhãn hiệu của Trung Quốc đã có sự biến chuyển lớn, rút ngắn thời gian đăng ký nhãn hiệu rất nhiều so với trước đây.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc đang được rút ngắn (Ảnh: Asokalaw)

Quy trình xử lý một đơn đăng ký nhãn hiệu gồm có 3 bước: thẩm định hình thức (thẩm định giấy tờ, hồ sơ, lệ phí xem đã phù hợp quy cách chưa), công bố đơn đăng ký để tiếp nhận ý kiến trái chiều và thẩm định nội dung.

Trên thế giới, thời gian công bố đơn đăng ký thường sẽ kéo dài khoảng 4-5 tháng khiến tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu thường là 12 tháng. Và trên thực tế, tại Việt Nam thời gian này có thể lên tới 18 - 24 tháng bởi những lý do khách quan như: số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu ở Cục sở hữu trí tuệ quá lớn nên chưa thể xử lý kịp thời; hồ sơ, tài liệu của đơn đăng ký đó có sai sót về hình thức, cần có sự sửa đổi, bổ sung.

Trong khi đó, hệ thống xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu của Trung Quốc đang được rút ngắn tối đa. Hiện tại, Trung Quốc chỉ dành 3 tháng để công bố đơn đăng ký, rút ngắn tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu xuống còn 7 tháng từ sau khi nộp đơn.

Theo công ty luật Harris Bricken, vào ngày 27 tháng 6 năm nay, họ đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho một khách hàng Hoa Kỳ tại thị trường Trung Quốc. Ba tháng sau, vào ngày 27 tháng 9, nhãn hiệu này đã được công bố đơn để chờ phản đối. Họ trả qua thời gian phản đối nhãn hiệu kéo dài 3 tháng, thời gian thẩm định nội dung kéo dài 1 tháng. Vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu của họ chỉ trong vòng 7 tháng.

Trung bình, theo USPTO, thời gian thực hiện thẩm định hình thức liên bang khi xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu ở Hoa Kỳ là 8,2 tháng. Công bằng mà nói, con số này phản ánh rằng số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu trong đại dịch Covid-19 đang gia tăng, khiến cho thời gian xử lý tăng gấp đôi. Nhưng rõ ràng, Văn phòng Nhãn hiệu Trung Quốc đang có tốc độ xử lý rất tốt.

Đây là một tin tốt đối với các thương hiệu nước ngoài đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc. Đồng thời, lộ trình mới này có thể khiến cho những cá nhân, tổ chức không chủ động trong việc bảo vệ bản thân tại thị trường Trung Quốc vướng vào rắc rối.

Thứ nhất, thời gian xử lý nhanh hơn có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có ít thời gian hơn để phản đối những đơn đăng ký có tác động tiêu cực (chẳng hạn như đơn đăng ký nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh, bên làm hàng giả…) và doanh nghiệp có ý đồ xấu có thể sẽ thực hiện hành vi xâm phạm quyền nhiều hơn.

Hơn bao giờ hết, nếu muốn kinh doanh ở thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu ở nước này. Nếu hành động ngay hôm nay, doanh nghiệp có thể sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc trước mùa hè năm sau.

Nhưng nếu không hành động, doanh nghiệp có thể sẽ phải bước vào năm 2023 với những đơn phản đối nhãn hiệu của doah nghiệp khác. Hãy ngăn chặn việc này bằng cách nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp mình từ sớm!

Metaverse, NFT: Có hay không cần điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ

Metaverse, NFT: Có hay không cần điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Trong năm qua, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán về những tác động toàn diện của metaverse và NFT đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: liệu luật pháp có nhất thiết phải tạọ ra những quy định mới để thích ứng với những thay đổi này hay không?

Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Với tính chất xuyên biên giới và đa chủ thể tham gia, không gian mạng đã mang lại không ít cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức khó lường trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái và hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sáng tạo.

Chống tội phạm sở hữu trí tuệ thông qua hợp tác toàn cầu

Chống tội phạm sở hữu trí tuệ thông qua hợp tác toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Hoạt động kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là mối đe dọa lớn đối nền kinh tế, an ninh và xã hội toàn cầu. Mới đây, INTERPOL đã tổ chức sự kiện kéo dài ba ngày tại Hàn Quốc với sự có mặt của 450 quan chức thực thi pháp luật thuộc 70 quốc gia, nhằm chung tay tìm hướng giải quyết vấn đề này.

Môi trường sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đang dần trưởng thành?

Môi trường sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đang dần trưởng thành?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Nổi tiếng là quốc gia có số lượng hàng giả, hàng nhái lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc thường xuyên nằm trong danh sách theo dõi của nhiều quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với nỗ lực làm lành mạnh hóa nền kinh tế trong nước, môi trường sở hữu trí tuệ (SHTT) của Trung Quốc đang dần có sự hoàn thiện và trưởng thành.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  5 phút

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  55 phút

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  1 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  4 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  4 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  5 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.