Cánh cửa đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang dần đóng lại?
Những biến động mới đây từ phía Mỹ đang cho thấy sự bấp bênh trong đàm phán giải quyết căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Với những động thái gần đây, Mỹ dường như đang muốn tạo ra một liên minh kinh tế chống lại Trung Quốc.
Một điều khoản đặc biệt trong hiệp định thương mại Mỹ - Mexico - Canada mới đây sẽ cho Washington quyền phủ quyết đối với bất kỳ nỗ lực nào Canada hoặc Mexico trong việc đồng ý thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với một nền kinh tế phi thị trường.
Điều này tạo ra mối đe dọa lớn đến vị trí của Trung Quốc trong hệ thống thương mại toàn cầu, South China Morning Post (SCMP) nhận định.
Cụ thể, thỏa thuận Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), quy định rằng các bên của thỏa thuận này có quyền được thông báo về việc đàm phán FTA giai đoạn đầu với một "nền kinh tế phi thị trường" và có thể xem xét bất kỳ thỏa thuận nào được ký bởi nước thành viên khác.
Nếu 1 trong 3 nước tham gia ký FTA với một quốc gia "phi thị trường", một trong hai thành viên còn lại có quyền chấm dứt USMCA theo Điều 32.10 với thông báo kéo dài 6 tháng và tự hình thành thỏa thuận song phương với các điều khoản tương tự.
NAFTA phiên bản mới cần phải được thông qua bởi chính phủ cả 3 nước và dự kiến Quốc hội Mỹ sẽ không xem xét cho đến đầu năm sau, SCMP đưa tin.
Bắc Kinh đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công nhận là một "nền kinh tế thị trường" kể từ khi thỏa thuận gia nhập hết hạn vào tháng 12/2016.
Tuy nhiên, Mỹ và Liên minh châu Âu đã từ chối phân loại như trên, lập luận rằng việc trợ cấp của Trung Quốc thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất dư thừa, việc loại trừ các doanh nghiệp nước ngoài và nhiều động thái khác là dấu hiệu của sự phi thị trường.
Mặc dù quy định mới không nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào, rất nhiều nhà phân tích hiểu rằng Trung Quốc đang là mục tiêu bị nhắm tới.
Với sức mạnh xem xét và sau đó là cản trở, thậm chí phủ nhận FTA có thể giữa Trung Quốc với Canada hay Mexico, Mỹ có thể chặn "sân sau" của các sản phẩm từ Bắc Kinh muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ thông qua các nước láng giềng.
Không chỉ vậy, điều khoản này còn làm giảm đáng kể sức mạnh đàm phán của Bắc Kinh với các hiệp định thương mại có thể trong tương lai, Reuters nhận định.
Nếu Mỹ đưa điều khoản tương tự vào FTA đang đàm phán với EU và Nhật Bản, Trung Quốc gần như sẽ rơi vào trạng thái bị cô lập về kinh tế khi đây là những đối tác thương mại lớn với Bắc Kinh, cũng là "cứu cánh" bù đắp tổn thương thương mại vì đối đầu với Mỹ.
Song Eui-young, giáo sư kinh tế chuyên sâu về thương mại quốc tế tại Đại học Sogang ở Seoul, nhận định điều khoản mới này là dấu hiệu cho thấy Washington mong muốn tạo ra một "liên minh kinh tế" chống lại Trung Quốc, SCMP dẫn lời.
Washington đang lấy những thỏa thuận thương mại với Canada, Mexico và Hàn Quốc làm đòn bẩy khắc họa rõ nét hơn chính sách thương mại cứng rắn với Bắc Kinh để đòi lại công bằng trong thương mại.
Deborah Elms, Giám đốc điều hành tại Asian Trade Centre (Trung tâm thương mại châu Á) nhận định với những tiến bộ trên nhiều mặt trận, Mỹ giờ đây có thể "chuyển toàn bộ sự chú ý của mình sang Trung Quốc", CNBC dẫn lời.
Mặc dù một số chuyên gia cho rằng hoạt động kinh tế suy yếu vì thuế quan của Trung Quốc có thể khiến nước này dễ dàng chấp nhận một thỏa thuận hơn, không ít người cho rằng Bắc Kinh không dễ bị đánh đổ và sẽ đối đầu thông qua gia tăng rào cản với các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại đây.
Những biến động mới đây từ phía Mỹ đang cho thấy sự bấp bênh trong đàm phán giải quyết căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đối đầu thương mại Mỹ - Trung được đánh giá đang mang lại cho Việt Nam những cơ hội phát triển mạnh mẽ nhưng rủi ro cũng sẽ nằm trong chính sự phát triển ấy.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.