Trung Quốc: Từ 'công xưởng thế giới' đến 'đại gia nhập khẩu'
Hoàng Nhân
Thứ ba, 05/12/2017 - 15:21
Từ quặng sắt đến sữa bột, từ linh kiện điện tử đến sầu riêng, Trung Quốc đang mua mọi thứ và điều này sẽ sớm làm cho quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới này trở thành nước nhập khẩu hàng đầu trong vài năm tới.
Cảng Thượng Hải. Ảnh: Shutterstock
Các nhà kinh tế của CICC cho biết, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ các thị trường châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, Nam Mỹ và Đông Âu đã vượt Mỹ và nước này có khả năng sẽ thay thế Mỹ trong vị trí nước nhập khẩu lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới nếu sự phục hồi kinh tế vẫn ổn định như năm 2017.
Việc chuyển đổi từ vị trí công xưởng sản xuất của thế giới sang nền kinh tế được dẫn dắt bởi tiêu dùng sẽ làm tăng thêm sức mạnh của kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu nhiều sản phẩm tiêu dùng hơn các sản phẩm công nghiệp, do đó, đây sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, Trung Quốc đứng đầu về nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng và linh kiện trong nhiều năm. Nhưng về mặt hàng tiêu dùng, nước này vẫn bị tụt hậu so với Mỹ.
Theo CICC, khi người tiêu dùng Trung Quốc gia tăng, họ sẽ cho thấy sự quan tâm đối với các sản phẩm nhập ngoại mới lạ, theo đó, tăng trưởng nhập khẩu sẽ ngày càng được dẫn dắt bởi người tiêu dùng.
"Đây rõ ràng là tin tốt cho nền kinh tế toàn cầu vì nó đã phải vật lộn với sự thiếu thốn nguồn cầu tiêu dùng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chúng tôi tin rằng sự gia tăng của người tiêu dùng Trung Quốc sẽ trở thành hiệu ứng lan tỏa tích cực cho phần còn lại của thế giới và sẽ trở thành câu chuyện quan trọng và thú vị nhất trong những năm tới",các nhà kinh tế ở CICC nhận định.
Trong một cuộc gặp giữa các bộ trưởng đến từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Berlin mới đây, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ thúc đẩy Trung Quốc hành động nhiều hơn nữa nhằm chống lại sự dư thừa thép toàn cầu.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.