Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Dự kiến đến tháng 4/2022, Trung tâm thông tin môi trường sẽ chính thức hoạt động tại Huế, là dự án hợp tác giữa Công ty Cổ phần Môi trường và công trình đô thị Huế (HEPCO) và Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF).
Phân loại rác thải tại nguồn là chìa khóa cho ngành công nghiệp tái chế, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn. Rác thải được phân loại và xử lý sơ đúng cách sẽ là nguồn tài nguyên có chất lượng cao, làm đầu vào cho nhiều ngành sản xuất sản phẩm hoặc thu hồi năng lượng.
Theo Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), việc người tiêu dùng ứng xử với rác thải như thế nào là điều hết sức quan trọng. Đây cũng là mục tiêu đầu tiên trong hành trình hướng tới thực hiện cam kết tái chế 100% bao bì vào năm 2030 của PRO Việt Nam.
Sắp tới, Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó có các quy định liên quan đến việc phân loại rác thải tại nguồn ví dụ như quy định mỗi gia đình có 3 thùng rác phân loại, thu phí rác thải không thể tái chế theo khối lượng…
Tuy nhiên, từ chính sách, pháp luật tới thực tế triển khai vẫn còn khoảng cách khi phân loại rác thải tại nguồn cũng là mắt xích yếu kém trong việc xây dựng kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam ít có thói quen phân loại, chỉ bỏ rác vào thùng đúng quy định thay vì vứt bừa bãi đã là có ý thức.
Để gỡ nút thắt này, PRO Việt Nam tiến hành nhiều hoạt động truyền thông, phối hợp với các công ty môi trường đô thị như URENCO, HEPCO, CITENCO… nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.
Trung tâm Thông tin môi trường cho thành phố Huế
Chương trình hợp tác giữa PRO Việt Nam và HEPCO bước đầu phát huy hiệu quả, thành phố Huế tiếp tục triển khai dự án Huế - Đô thị giảm nhựa miền trung Việt Nam, với sự hỗ trợ của Quỹ Bảo tổn thiên nhiên thế giới (WWF).
Dự án bao gồm việc xây dựng một Trung tâm thông tin môi trường, được triển khai bởi HEPCO và WWF. Trung tâm thiết kế hướng tới đối tượng là cộng đồng dân cư, học sinh sinh viên, tiểu thương, các tổ chức đoàn thể xã hội.
Trung tâm được xây dựng với 3 hợp phần bao gồm khu thông tin cung cấp những thông tin cơ bản về các loại rác thải, tác hại cũng như cách thức phân loại; khu triển lãm trưng bày tư liệu, hình ảnh, video về phân loại rác thải tại nguồn và các sáng kiến tái chế rác thải; khu trải nghiệm cho phép người dân thực hành phân loại rác thải, hướng dẫn làm sản phẩm tái chế.
Một số hoạt động như đổi rác lấy quà, điểm tiếp nhận xanh cũng sẽ được triển khai kể từ khi Trung tâm chính thức đi vào hoạt động, dự kiến là tháng 4/2022. Bên cạnh đó, nhiều sự kiện, hoạt động lưu động cũng sẽ được triển khai trên địa bàn thành phố.
Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Huế đang tập trung xây dựng phát triển bền vững trên nền tảng đổi mới sáng tạo.
Trong đó, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn sẽ là trọng tâm của tái cấu trúc nền kinh tế của địa phương. Đây là giải pháp mũi nhọn để đảm bảo phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững, thân thiện với môi trường, đặc biệt quan trọng đối với địa phương với thế mạnh là ngành du lịch sinh thái, du lịch văn hóa như Thừa Thiên – Huế.
Song song với dự án phối hợp cùng WWF, nhiều giải pháp, mô hình khác sẽ được triển khai từ nay cho đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Ý thức và cách hành xử của người tiêu dùng với rác thải vẫn là nền tảng quan trọng để triển khai các giải pháp này.
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Ngành nhựa tìm cách hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội từ xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi tại các thị trường tiên tiến.
Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.
Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Ngành ngân hàng thống nhất triển khai chương trình này theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong khi việc thanh toán quỹ đất cho dự án làm đường bị bế tắc, Văn Phú - Invest chuyển hướng sang mua bán - sáp nhập để có thể thâm nhập vào thị trường bất động sản TP.HCM.
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Ngành khách sạn sẽ ứng phó ra sao khi chi phí nhân sự, năng lượng, trang thiết bị, thực phẩm đều “rủ nhau” tăng cao?