Trungnam Group tiếp tục lên tiếng về dự án ngăn triều tại TP. HCM

Thái Bình Chủ nhật, 05/01/2025 - 11:22

Trungnam Group chỉ rõ những vướng mắc trọng yếu nhất dẫn tới tình trạng ách tắc trong triển khai, hoàn thành dự án ngăn triều khu vực TP. HCM kéo dài nhiều năm qua.

Ngày cuối cùng của năm 2024, Trungnam Group có văn bản trình bày với Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ về vướng mắc lớn nhất của dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)” – gọi tắt là dự án ngăn triều.

Theo đó, tinh thần toát lên từ nội dung Trungnam Group – chủ đầu tư dự án ngăn triều, cho thấy căn nguyên của tình trạng “đứng yên” suốt 5 năm qua nằm ở vấn đề thanh toán cho nhà đầu tư BT chưa được giải quyết thấu đáo.

Cụ thể, sau khi khởi công vào tháng 6/2016, dự án đã hoàn thành hơn 90% khối lượng vào năm 2020 và kể từ đó tạm dừng đến nay. Nguyên nhân dự án bị tạm dừng là để chờ UBND TP. HCM kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết tháo gỡ pháp lý.

Tới tháng 4/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP, trong đó phần nội dung phương thức thanh toán chưa phù hợp trong hợp đồng BT được nêu rõ: “Vấn đề này thuộc trách nhiệm của UBND TP. HCM và các tổ chức, cá nhân có liên quan”.

Dẫu vậy, đã gần 5 năm trôi qua, UBND TP. HCM vẫn chưa thực hiện điều chỉnh hợp đồng BT để hiện thực hóa chỉ đạo của Chính phủ và trong các báo cáo gần đây vẫn đang kiến nghị Chính phủ nội dung đề xuất không phù hợp với Nghị quyết 40/NQ-CP, Trungnam Group nhấn mạnh.

Trong khi đó, phương thức thanh toán cho dự án đã được chỉ đạo cụ thể từ gần 10 năm trước bằng Thông báo 285 của Thường trực Chính phủ ban hành tháng 8/2015: “áp dụng hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) thanh toán bằng quỹ đất, trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn giá trị dự án BT, UBND Thành phố được thanh toán bằng Ngân sách Thành phố đối với phần chênh lệch”.

Dự án chống ngập trị giá gần 10.000 tỷ đồng do Trungnam Group thực hiện vẫn tiếp tục chờ tháo gỡ vướng mắc pháp lý để về đích sau 5 năm "đứng hình" (ảnh: TN)

Đây là vướng mắc tiên quyết và lớn nhất cần được giải quyết để tháo gỡ ách tắc của dự án, để có thể tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan khác, ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trungnam Group nhấn mạnh.

Khoảng nửa tháng trước, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND TP. HCM, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương đề xuất phương án tháo gỡ dự án chống ngập với thời hạn cụ thể.

Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND TP. HCM chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phương án xử lý các vướng mắc của dự án. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất phương án xử lý các vướng mắc của dự án, báo cáo Thủ tướng trước 20/12/2024.

Giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ngập do triều cường và ứng phó chủ động với biến đổi khí hậu, bảo vệ khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP. HCM, dự án ngăn triều giai đoạn 1 gồm việc xây dựng sáu cống lớn kiểm soát triều tại các vị trí chiến lược cùng với việc xây dựng một số đoạn đê bao ven sông Sài Gòn.

Dự án được triển khai theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, trong đó, TP. HCM sẽ thanh toán cho nhà đầu tư 84% bằng tiền và phần còn lại bằng quỹ đất.

Chủ đầu tư cho biết kể từ khi khởi công, dự án đã dừng thi công ba lần, tổng cộng thời gian dừng là 66 tháng. Theo đó, Trungnam Group đã giải ngân 8.276 tỷ đồng và cần huy động thêm 1.800 tỷ để hoàn thành công trình.

Các cơ quan trung ương là Chính phủ và Quốc hội cũng đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc. Tháng 4/2021, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 40/NQ-CP; tháng 6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho TP. HCM, trong đó có việc tháo gỡ các dự án BT chưa hoàn thành thanh toán quỹ đất.

Tuy vậy, đến nay dự án vẫn chưa được triển khai trở lại, dù TP. HCM đã tổ chức nhiều cuộc họp với các bên liên quan để tìm cách tháo gỡ các vướng mắc. Trong đó, cả hai phương án thanh toán cho nhà đầu tư là bằng quỹ đất và bằng tiền đều gặp vướng mắc.

Do chưa thể nghiệm thu và tiếp tục gặp vướng mắc về pháp lý nên TP. HCM chưa thể thanh toán cho nhà đầu tư và Trungnam Group vì thế chưa có nguồn vốn trả nợ vay cũng như không thể vay tiếp để tiếp tục thi công, dù công trình gần hoàn thành.

Dự án chống ngập TP. HCM: Sắp “chốt” phương án xử lý vướng mắc

Dự án chống ngập TP. HCM: Sắp “chốt” phương án xử lý vướng mắc

Tiêu điểm -  2 tuần

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND TP. HCM, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương đề xuất phương án tháo gỡ dự án chống ngập với thời hạn cụ thể.

Dự án chống ngập nghìn tỷ: Hy vọng hồi sinh từ quyết tâm chống lãng phí

Dự án chống ngập nghìn tỷ: Hy vọng hồi sinh từ quyết tâm chống lãng phí

Tiêu điểm -  1 tháng

Quyết tâm chống lãng phí đang thổi luồng sinh khí mới, mang lại hy vọng cho dự án chống ngập nghìn tỷ ở TP. HCM thoát khỏi tình trạng 'dậm chân tại chỗ'.

Lối thoát cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Lối thoát cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Tiêu điểm -  1 năm

TP.HCM đề xuất 3 phương án để đưa dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng do thành viên của Trungnam Group làm chủ đầu tư về đích sau nhiều năm trễ hẹn.

Ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp 2025

Ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp 2025

Diễn đàn quản trị -  24 phút

Văn hóa doanh nghiệp 2025 tập trung vào trải nghiệm nhân viên, đổi mới sáng tạo và xây dựng tổ chức học tập trong kỷ nguyên số.

Gần 2.700 người dân được phát hiện dương tính với vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng

Gần 2.700 người dân được phát hiện dương tính với vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  32 phút

Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân. Chương trình đã giúp nhiều người kịp thời phát hiện tình trạng bệnh lý và lên kế hoạch điều trị phù hợp, qua đó, “trang bị” sức khỏe cho năm mới 2025.

Tìm nhân lực cho điện hạt nhân

Tìm nhân lực cho điện hạt nhân

Tiêu điểm -  48 phút

Để phát triển nhân lực cho điện hạt nhân, cần hình thành hệ sinh thái, chuẩn bị đa dạng về kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, quản lý vận hành…

“Điểm rơi” trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản

“Điểm rơi” trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Khu Tây TP.HCM, với tiềm năng phát triển hạ tầng và tiện ích vượt trội, đang được ví như một “điểm rơi” mới đầy hấp dẫn trên bản đồ bất động sản.

Tinh gọn bộ máy để đất nước 'vươn mình' khác thường

Tinh gọn bộ máy để đất nước 'vươn mình' khác thường

Tiêu điểm -  18 giờ

Yếu tố quyết định thành công cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là rút gọn cơ học, mà phải tuyển chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng.

Thị trường gọi xe Việt hết thế chân kiềng?

Thị trường gọi xe Việt hết thế chân kiềng?

Doanh nghiệp -  18 giờ

Sự tham gia của Bolt, ứng dụng gọi xe phổ biến tại châu Âu và châu Phi liệu có thể thay đổi cục diện thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam hiện tại?

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Người hưởng lợi, kẻ gặp khó?

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Người hưởng lợi, kẻ gặp khó?

Tiêu điểm -  22 giờ

Việc Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất tăng cao sẽ mang lại nhiều lợi ích chung và riêng nhất định, song cũng khiến nhiều chủ thể bị ảnh hưởng nặng nề.