Dự án chống ngập nghìn tỷ: Hy vọng hồi sinh từ quyết tâm chống lãng phí

Nguyễn Cảnh Thứ năm, 05/12/2024 - 08:37

Quyết tâm chống lãng phí đang thổi luồng sinh khí mới, mang lại hy vọng cho dự án chống ngập nghìn tỷ ở TP. HCM thoát khỏi tình trạng 'dậm chân tại chỗ'.

Việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia bị tắc nghẽn, trong đó có dự án chống ngập tại TP. HCM, đang trở thành trọng tâm của quyết tâm chống lãng phí từ trung ương đến địa phương.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đã ra thông báo phân công các lãnh đạo uỷ ban giải quyết các vấn đề vướng mắc và thúc đẩy triển khai các dự án tồn đọng để đưa vào sử dụng kịp thời nhằm tránh lãng phí. Trong đó, đích thân ông Mãi theo dõi và chỉ đạo giải quyết dự án chống ngập đang xây dựng dở dang thì dừng lại suốt mấy năm qua.

Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chỉ đạo dứt điểm việc giải quyết các vấn đề của dự án chống ngập TP. HCM, cam kết đưa ra các biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong năm nay và đẩy mạnh triển khai ngay từ đầu năm sau.

Trước đó, tại thảo luận ở tổ chiều ngày 26/10 tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã “điểm danh” dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP. HCM như là một điển hình của sự lãng phí khi đã trải qua hai nhiệm kỳ mà vẫn chưa hoàn thành, mặc dù Nhà nước đã đầu tư đáng kể nhưng người dân thành phố vẫn phải sống chung với tình trạng ngập lụt.

Ngổn ngang trước vạch đích

Là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM đang phải đối mặt với thách thức ngập úng do mưa lớn, triều cường và nước lũ, xuất phát từ đặc thù địa hình, vị trí chiến lược, cùng tình trạng hạ tầng thoát nước chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của thành phố.

Để giải quyết vấn đề này, hai bản quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2001 và 2008, trong đó đặc biệt chú trọng đến quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP. HCM năm 2008, tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.

Dựa trên quy hoạch này, dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM giai đoạn 1 đã được giao cho Trungnam Group triển khai.

Dự án bao gồm việc xây dựng sáu cống lớn kiểm soát triều tại các vị trí chiến lược cùng với việc xây dựng một số đoạn đê bao ven sông Sài Gòn.

Dự án này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát ngập do triều cường và ứng phó chủ động với biến đổi khí hậu, bảo vệ khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP. HCM, nơi sinh sống của khoảng 6,5 triệu dân.

Dự án được triển khai theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, trong đó, TP. HCM sẽ thanh toán cho nhà đầu tư 84% bằng tiền và phần còn lại bằng quỹ đất.

Được khởi công giữa năm 2016, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc trước khi ngưng trệ sau đó hơn hai năm. Và đã tám năm trôi qua kể từ ngày khởi công dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc liên quan đến nguồn vốn để thi công.

Chủ đầu tư cho biết kể từ khi khởi công, dự án đã dừng thi công ba lần, tổng cộng thời gian dừng là 66 tháng.

Lần dừng thứ nhất bắt đầu từ tháng 4/2018 và kéo dài 10 tháng do ngân hàng BIDV dừng giải ngân vì UBND TP.HCM chưa xác nhận báo cáo thanh toán về giá trị giải ngân của dự án theo quyết định tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Lần thứ hai dừng tám tháng, bắt đầu từ 30/8/2019, do hết thời gian thực hiện theo hợp đồng BT và hết hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước.

Lần dừng từ giữa tháng 11/2020 đến nay là hết thời gian thực hiện dự án theo hợp đồng và phụ lục hợp đồng BT, hết hạn giải ngân tái cấp vốn.

Cống Tân Thuận đã hoàn thành 93% khối lượng công việc và đã tạm dừng thi công gia cố thượng lưu cống, nhà điều hành. Ảnh: TN

Chủ đầu tư cho biết đã giải ngân 8.276 tỷ đồng và cần huy động thêm 1.800 tỷ để hoàn thành công trình.

Do chưa thể nghiệm thu và tiếp tục gặp vướng mắc về pháp lý nên TP. HCM chưa thể thanh toán cho nhà đầu tư và Trungnam Group vì thế chưa có nguồn vốn trả nợ vay và cũng không thể vay tiếp để tiếp tục thi công, dù công trình gần hoàn thành.

Các cơ quan trung ương là Chính phủ và Quốc hội cũng đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc. Tháng 4/2021, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 40/NQ-CP; tháng 6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho TP. HCM, trong đó có việc tháo gỡ các dự án BT chưa hoàn thành thanh toán quỹ đất.

Tuy nhiên, cho đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai trở lại, dù TP. HCM đã tổ chức nhiều cuộc họp với các bên liên quan để tìm cách tháo gỡ các vướng mắc. Trong đó, cả hai phương án thanh toán cho nhà đầu tư là bằng quỹ đất và bằng tiền đều gặp vướng mắc.

Trước đó, UBND TP. HCM đã chuẩn bị sẵn ba quỹ đất và xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng để thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định 69/2019/NĐ-CP nhưng ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành vào tháng 9/2022 là chưa có cơ sở thực hiện việc thanh toán bằng quỹ đất.

Đồng thời, việc thanh toán bằng tiền cho nhà đầu tư cũng không khả thi khi chưa có đầy đủ các điều kiện.

UBND TP.HCM đã trình và được HĐND thành phố chấp thuận về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 dùng vốn ngân sách địa phương để thanh toán cho dự án. Tuy nhiên, Nghị định 69/2019/NĐ-CP không quy định việc thanh toán hợp đồng BT bằng tiền theo tiến độ khối lượng hoàn thành mà chỉ cho phép thanh toán bằng tiền tại thời điểm quyết toán công trình. 

Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Lê Thành Long giữa tháng 10 vừa qua về giải ngân đầu tư công, ông Mãi cho biết năm ngoái, thành phố đã bố trí 6.700 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư nhưng không tiến hành được và năm nay cũng bố trí 6.800 tỷ đồng nhưng khả năng cũng không thể thanh toán vì chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý.

Trước đây, TP. HCM đã nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp gỡ vướng cho dự án. Trong đó, TP. HCM sẽ uỷ thác ngân sách khoảng 1.800 tỷ đồng cho Quỹ đầu tư phát triển thành phố để đơn vị này cho nhà đầu tư vay. Sau khi công trình được nghiệm thu, thành phố sẽ thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT và các phụ lục. Nhà đầu tư sau đó thanh toán nợ với đơn vị cho vay để hoàn lại ngân sách thành phố khoản vốn đã nhận ủy thác.

Phương án hai là thanh toán cho nhà đầu tư khối lượng đã hoàn thành, với phần giá trị trả bằng tiền, thành phố kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn BIDV chưa thu nợ và tiếp tục cấp vốn để nhà đầu tư hoàn thành công trình. Sau đó, TP. HCM và nhà đầu tư sẽ nghiệm thu, thanh toán phần còn lại theo các thỏa thuận, hợp đồng BT và các phụ lục.

Giải pháp thứ nhất được cho là thuận lợi vì ngân sách thành phố không tạm ứng trực tiếp cho nhà đầu tư mà ủy thác cho vay theo quy định đối với quỹ đầu tư phát triển địa phương. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đánh giá chưa phù hợp.

Nếu được tháo gỡ vướng mắc và giải ngân, nhà đầu tư cam kết hoàn thành dự án trong 6 - 8 tháng. Ảnh: TN

Càng kéo dài dự án, ngân sách càng thiệt hại

Theo Trungnam Group, việc tạm dừng và kéo dài thời gian thực hiện dự án làm phát sinh lãi vay mỗi ngày lên đến 1,73 tỷ đồng và nếu kéo dài càng lâu sẽ càng gây lãng phí đối với ngân sách thành phố và nhà đầu tư cũng không thể tính toán được chi phí thhuwcj hiện dự án.

Theo tính toán của nhà đầu tư, nếu không giải quyết đồng thời các thủ tục thuộc thẩm quyền của TP. HCM và đảm bảo nguồn vốn, dự án có thể mất tới 28 tháng nữa để hoàn thành và chỉ riêng việc thực hiện thủ tục trong 16 tháng tới, không tính thời gian thi công, lãi vay sẽ phát sinh khoảng 845 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho ngân sách thành phố.

Tính đến ngày 22/11/2024, tổng chi phí lãi vay ước tính đã lên tới gần 2.573 tỷ đồng. Trungnam Group cho rằng những khoản chi phí này cần được tính vào dự án thông qua việc điều chỉnh giá trị tổng mức đầu tư của dự án lên khoảng 14.400 tỷ đồng và đặt ra mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2025.

Tuy nhiên, khi tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt quá 10.000 tỷ đồng, đây sẽ trở thành dự án quan trọng quốc gia và phải do Quốc hội xem xét và quyết định chủ trương đầu tư trong khi quy định hiện hành chưa nêu rõ thẩm quyền và trình tự đối với dự án đang triển khai nhưng có thay đổi dẫn đến thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia.

Mới đây, Trungnam Group tiếp tục kiến nghị UBND TP. HCM hoàn tất một số công việc như xác nhận khối lượng hoàn thành và giá trị thực hiện theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước năm 2022, cũng như thanh toán quỹ đất để giảm nợ gốc và lãi vay cũng như tạo nguồn để có thể tiếp cận vốn vay từ ngân hàng.

Chính quyền TP. HCM cũng đã đề xuất Thủ tướng cho điều chỉnh tổng thể dự án do tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện đã hết. Tuy nhiên, vì mất thời gian, thành phố kiến nghị điều chỉnh các điều khoản thanh toán trong hợp đồng song song với điều chỉnh tổng thể.

Trước mắt, TP. HCM sẽ làm thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để ký phụ lục hợp đồng, qua đó sửa đổi phương án thanh toán, làm cơ sở để thành phố thanh toán bằng quỹ đất, từ đó giúp giải quyết nguồn vốn cho nhà đầu tư và giảm lãi vay phát sinh trong khi chờ hoàn tất điều chỉnh dự án.

Trong bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ “giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn...” Tháo gỡ các vướng mắc để dự án chống ngập sớm hoàn thành không chỉ mang lại lợi ích cho hàng triệu người dân TP. HCM mà còn là minh chứng cho nỗ lực giải quyết vấn đề lãng phí theo chỉ đạo của Tổng Bí thư.

Lối thoát cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Lối thoát cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Tiêu điểm -  1 năm

TP.HCM đề xuất 3 phương án để đưa dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng do thành viên của Trungnam Group làm chủ đầu tư về đích sau nhiều năm trễ hẹn.

Chống lãng phí, lãnh đạo TP. HCM trực tiếp tháo gỡ các dự án tồn đọng

Chống lãng phí, lãnh đạo TP. HCM trực tiếp tháo gỡ các dự án tồn đọng

Tiêu điểm -  5 tháng

Chủ tịch TP. HCM cùng các phó chủ tịch trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các dự án tồn đọng, dừng thi công trên địa bàn nhằm sớm đưa vào sử dụng, chống lãng phí.

Thủ tướng lập ban chỉ đạo tháo gỡ dự án vướng mắc

Thủ tướng lập ban chỉ đạo tháo gỡ dự án vướng mắc

Tiêu điểm -  6 tháng

Thủ tướng đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  30 phút

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  1 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  30 phút

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  3 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  18 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  21 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  23 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  23 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Đọc nhiều