Dự án chống ngập nghìn tỷ: Hy vọng hồi sinh từ quyết tâm chống lãng phí
Quyết tâm chống lãng phí đang thổi luồng sinh khí mới, mang lại hy vọng cho dự án chống ngập nghìn tỷ ở TP. HCM thoát khỏi tình trạng 'dậm chân tại chỗ'.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND TP. HCM, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương đề xuất phương án tháo gỡ dự án chống ngập với thời hạn cụ thể.
Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND TP. HCM chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phương án xử lý các vướng mắc của dự án. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất phương án xử lý các vướng mắc của dự án, báo cáo Thủ tướng trước 20/12/2024.
Đối với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo, đôn đốc UBND Thành phố và các cơ quan chức năng tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc của dự án thuộc thẩm quyền.
Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền của thành phố, cần chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư và các cơ quan có liên quan khẩn trương đề xuất cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án khả thi, hiệu quả để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của dự án.
Trường hợp vướng mắc về pháp luật cần báo cáo cụ thể, đề xuất Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho dự án, không để chậm trễ kéo dài, xảy ra thất thoát, lãng phí tài sản, ngân sách nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư.
Chỉ đạo quyết liệt này được đưa ra, cách khoảng 10 ngày sau khi người đứng đầu UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận nhóm giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ các nút thắt căn bản của dự án chống ngập, trên cơ sở thống nhất tại các cuộc họp của Văn phòng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hồi đầu tháng 12 vừa qua.
Cụ thể, Chủ tịch Phan Văn Mãi kiến nghị cho phép UBND TP. HCM điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án mà không thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư. Về vướng mắc nguồn vốn, lãnh đạo thành phố đề xuất Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tái cấp vốn cho dự án và BIDV xem xét miễn giảm lãi suất vay phát sinh trong quá trình chậm triển khai dự án vì lý do khách quan.
Liên quan tới nút thắt thanh toán, UBND TP. HCM xin phép thanh toán cho hợp đồng BT bằng ba quỹ đất đã xác định cho nhà đầu tư – tương ứng với phần giá trị dự án BT hoàn thành theo tiến độ, phần còn lại sẽ được thanh toán bằng tiền từ nguồn đầu tư công.
Tuy nhiên, việc thanh toán bằng quỹ đất sẽ mất nhiều thời gian nên Chủ tịch Phan Văn Mãi đề nghị Thủ tướng cho phép sử dụng khoảng 3.000 tỷ đồng từ Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 (đã ghi vốn cho dự án) để trả cho phần khối lượng hoàn thành đã được kiểm toán kết luận hồi tháng 7/2018.
Như TheLEADER thông tin, để giải quyết vấn đề ngăn triều đe dọa TP. HCM, hai bản quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2001 và 2008, trong đó đặc biệt chú trọng đến quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP. HCM năm 2008, tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.
Dựa trên quy hoạch này, dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM giai đoạn 1 đã được giao cho Trungnam Group triển khai. Dự án bao gồm việc xây dựng sáu cống lớn kiểm soát triều tại các vị trí chiến lược cùng với việc xây dựng một số đoạn đê bao ven sông Sài Gòn.
Dự án này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát ngập do triều cường và ứng phó chủ động với biến đổi khí hậu, bảo vệ khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP. HCM, nơi sinh sống của khoảng 6,5 triệu dân.
Dự án được triển khai theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, trong đó, TP. HCM sẽ thanh toán cho nhà đầu tư 84% bằng tiền và phần còn lại bằng quỹ đất.
Được khởi công giữa năm 2016, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc trước khi ngưng trệ sau đó hơn hai năm. Và đã tám năm trôi qua kể từ ngày khởi công, dự án vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc liên quan đến nguồn vốn để thi công.
Chủ đầu tư cho biết kể từ khi khởi công, dự án đã dừng thi công ba lần, tổng cộng thời gian dừng là 66 tháng.
Theo tính toán của nhà đầu tư, nếu không giải quyết đồng thời các thủ tục thuộc thẩm quyền của TP. HCM và đảm bảo nguồn vốn, dự án có thể mất tới 28 tháng nữa để hoàn thành và chỉ riêng việc thực hiện thủ tục trong 16 tháng tới, không tính thời gian thi công, lãi vay sẽ phát sinh khoảng 845 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho ngân sách thành phố.
Tính đến ngày 22/11/2024, tổng chi phí lãi vay của dự án ước tính đã lên tới gần 2.573 tỷ đồng. Trungnam Group cho rằng, những khoản chi phí này cần được tính vào dự án thông qua việc điều chỉnh giá trị tổng mức đầu tư của dự án lên khoảng 14.400 tỷ đồng và đặt ra mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2025.
Quyết tâm chống lãng phí đang thổi luồng sinh khí mới, mang lại hy vọng cho dự án chống ngập nghìn tỷ ở TP. HCM thoát khỏi tình trạng 'dậm chân tại chỗ'.
TP.HCM đề xuất 3 phương án để đưa dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng do thành viên của Trungnam Group làm chủ đầu tư về đích sau nhiều năm trễ hẹn.
Đơn vị thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM khẳng định dự án sẽ xong trong năm 2019 nếu được bàn giao mặt bằng sớm.
GSM ra mắt dịch vụ taxi điện Xanh SM tại Indonesia. Đây là quốc gia thứ ba có hiện diện của Xanh SM sau Việt Nam và Lào.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn khởi công trong năm 2025, song đến nay, 3/4 dự án vẫn chưa hoàn thành thủ tục phê duyệt dù vốn ngân sách trung ương đã bố trí đủ.
Nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VinFast VF 8, đảm bảo chuẩn định vị VF 8 là dòng xe cao cấp, sang trọng dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Hành trình lịch sử hào hùng của Henry Ford và hãng ô tô cùng tên, từ chiếc xe hơi sơ khai đến đế chế khổng lồ thống trị thế kỷ XX.
Ngày 7/1/2025, tại khách sạn Pan Pacific, Hà Nội, Câu lạc bộ Giám đốc tài chính Việt Nam (CFO Vietnam), thành viên của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) sẽ tổ chức sự kiện Diễn đàn CFO Hà Nội 2025.
Những tuyệt chiêu của Vincom Retail - “ông lớn” của ngành bán lẻ Việt Nam đã giúp Vincom Shophouse Royal Park (Đông Hà, Quảng Trị) thu hút ngày càng nhiều nhãn hàng và nhà đầu tư tìm tới, tạo nên tâm điểm giao thương mới sầm uất bậc nhất miền Trung.
Với 5.000 trụ sạc các loại dành riêng cho xe điện VinFast, Fast+ trở thành một trong những đối tác nhượng quyền lớn nhất của V-Green.